Chọn Sữa Mẹ và bé

Bà bầu nên và không nên ăn gì?

single image
Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Đây chính là hai câu hỏi quan trọng ...

Bà bầu nên ăn gì và không nên ăn gì? Đây chính là hai câu hỏi quan trọng khi bà bầu muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và đủ chất. Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại thực phẩm tốt và không tốt cho bà bầu.

Bà bầu nên và không nên ăn gì?

Trong suốt giai đoạn mang thì thì việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu và đầy đủ là việc hết sức quan trọng, giúp tăng cường sức khỏe của bà bầu và hỗ trợ sự hình thành, phát triển của thai nhi. Ngoài việc bổ sung các loại sữa bầu tốt nhất hàng ngày thì những thực phẩm tốt và giàu dưỡng chất cũng đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu.

Các loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Táo

Táo là một loại trái cây được nhiều người yêu thích nhất vì hương vị, màu sắc và vị ngon giòn của nó. Không chỉ được ưa chuộng vì vị ngon, táo còn được biết đến là loại trái cây tốt cho bà bầu với hàm lượng dinh dưỡng vô cùng dồi dào. 

Trong 100 g cùi táo có chứa 9mg Photpho, 11mg Canxi, 100mg Kali, 14mg Natri, 15g đường, 0,2g Prôtêin, 5mg vitamin C… Ngoài ra, táo còn có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào như chứa carotine, vitamin B1, kẽm, axit amin có lợi cho sức khỏe của bà bầu.

Táo là loại thực phẩm tốt cho bà bầu

Với hệ dưỡng chất dồi dào có trong thành phần dinh dưỡng, táo có nhiều công dụng quan trọng cho bà bầu như bổ phổi tiêu đờm, khai vị hòa tì, giảm đau bụng đi ngoài. Bên cạnh đó, mỗi ngày bà bầu chỉ cần ăn một trái táo sau mỗi bữa cơm cũng sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn, chữa trị chứng tiêu hóa kém hiệu quả. Ngoài ra, với hàm lượng kẽm dồi dào thì táo còn có thêm tác dụng giảm bệnh cảm lạnh và duy trì huyết áp bình thường. Nếu bà bầu mắc bệnh huyết áp hay muốn phòng ngừa bệnh này thì nên thường xuyên ăn táo với liều lượng phù hợp.

Tuy nhiên, đây là loại trái cây không tốt cho bà bầu có tiền sản bị các bệnh liên quan đến đường ruột như táo bón, viêm loét dạ dày, ruột non. Bà bầu bị mắc những bệnh kể trên thì nên hạn chế ăn táo trong suốt giai đoạn mang thai.

Trong thành phần dinh dưỡng của lê có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như vitamin B, vitamin C; canxi, phốt pho, sắt, đường gluco và đường mía, axit táo và axit chanh,…

Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào cùng vị chua ngọt đặc trưng thì lê có vai trò quan trọng như làm mát ruột bổ phổi, lợi tiểu, thanh nhiệt giải độc, mát họng tiêu đờm, giảm ho,… Ngoài ra, đây còn là loại quả chữa các bệnh nóng phổi ho rát, đờm nhiều, họng khô, mắt đỏ, mất giọng, đại tiểu tiện khó khăn,… hiệu quả. Bà bầu có thể mỗi ngày ăn 1 trái lê để chữa những bệnh thường gặp trong thai kỳ như cảm lạnh, ho hay thậm chí là viêm phế quản cấp tính.

Đối với loại quả này thì những người dễ mắc cảm bệnh ho lạnh hay đi phân lỏng thì không nên ăn.

Bài viết liên quan: Top các loại thực phẩm tốt cho bà bầu 2018

Chuối tiêu

Chuối tiêu là loại trái cây tốt cho bà bầu

Chuối tiêu là loại trái cây bổ dưỡng, dễ ăn và rất tốt cho bà bầu vì hệ dưỡng chất phong phú, dồi dào. Thành phần dinh dưỡng của chuối tiêu bao gồm Protein, đường, mỡ, chất xơ, canxi, Photpho, sắt, carotine,… có vai trò quan trọng trong việc thanh nhiệt bổ phổi, nhuận tràng, giảm huyết áp.

Đây là loại trái cây thích hợp với những bà bầu có triệu chứng bệnh về cao huyết áp hoặc đi ngoài phân khô. Để chữa bệnh cao huyết áp bằng chuối tiêu thì bà bầu cần 3 nguyên liệu chính là râu ngô, vỏ dưa hấu với chuối tiêu. Ba nguyên liệu này khi sắc với nhau sẽ có tác dụng chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả.

Cách làm như sau: Nguyên liệu cho một ngày uống là 60g râu ngô, 60g vỏ dưa hấu, 3 quả chuối bóc vỏ. Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi và cho thêm 4 bát nước, cho thêm đường phèn vào và chia làm 2 lần, uống hết trong ngày. Muốn chữa bệnh ho mãn tính thì cần lấy lấy 1 – 2 quả chuối tiêu, nấu với đường phèn để uống. Có thể uống 1 – 2 lần trong ngày và uống nhiều ngày liên tục.

Tương tự như lê, chuối tiêu cũng có tính mát nên bà bầu hay đau bụng đi ngoài, phân lỏng thì không nên ăn.

Cam quýt

Với hàm lượng vitamin C dồi dào, cam quýt là những loại quả bổ dưỡng, giúp hỗ trợ sự phát triển của hệ xương và răng của thai nhi. Trong đó, công dụng quan trọng khác là tái tạo máu và tăng cường sức đề kháng cho bà bầu. Bà bầu tốt nhất nên bổ sung mỗi ngày khoảng 80 – 100mg vitamin c.

Tuy cùng họ, cùng vị chua cũng như cùng một số công dụng nhưng cam quýt lại có tính chất khác nhau. Cam có tính mát và quýt thì có tính ôn. Do đó, cam quýt sẽ phù hợp theo tình trạng sức khỏe và bệnh tật của bà bầu. Bà bầu nóng phổi, nóng dạ dày, táo bón nên ăn cam. Ngược lại, bà bầu phổi lạnh, dạ dày lạnh thì nên ăn quýt. Bà bầu cần lưu ý ràng khi ăn cam quýt thì nên ăn cả múi và xơ. Vì xơ quýt có tác dụng thông khí tiêu đờm và giàu vitamin D.

Bà bầu không nên ăn gì?

Không chỉ quan tâm về những món ăn tốt mà mẹ cũng cần chú ý đến những thực phẩm bà bầu không nên ăn, để đảm bảo một thai kỳ thật khỏe mạnh nhất nhé.

Lẩu

Theo nhiều nghiên cứu y học thì lẩu là món ăn không tốt cho phụ nữ mang thai. Ăn lẩu có nhiều cái hại, trong đó bà bầu có thể bị nhiễm các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với bà bầu thì do hệ tiêu hóa yếu hơn so với trạng thái bình thường nên việc ăn lẩu nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu hóa, cơ trơn của dạ dày và đường ruột. Chính vì thế, bà bầu nên hạn chế ăn lẩu trong suốt giai đoạn mang thai.

Bà bầu không nên ăn gì? Bà bầu không nên ăn lẩu

Quẩy

Trong quẩy có lượng phèn chua lớn. Đây là thực phẩm có chứa chất vô cơ là nhôm. Để chế biến quẩy thì cứ 500g bột mì phải dùng 15g phèn chua. Do đó, bà bầu ăn quẩy hàng ngày có thể tích tụ lượng nhôm lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi và tăng nguy cơ thai nhi mắc bệnh đần độn bẩm sinh.

Đọc thêm: Sữa bầu nào dễ uống cho mẹ bầu

Nhãn

Nhãn tùy là loại trái cây tốt nhưng lại là loại quả cấm đối với bà bầu. Do tính ôn và vị ngọt của nhãn nên sẽ khiến dễ tăng hỏa. Nếu bà bầu ăn nhãn nhiều có thể làm tăng nhiệt cho thai nhi, khiến khí huyết không đều và dẫn đến nôn mửa. Trong suốt thai kỳ, nếu bà bầu ăn loại trái cây này quá nhiều thì có thể gây nên các hiện tượng nhiệt, đau bụng, xuất huyết. Đây là những trường hợp khiến bà bầu dễ bị sảy thai hay sinh non.

Nhãn là loại trái cây giải đáp cho câu hỏi bà bầu không nên ăn gì

Rau chân vịt

Rau chân vịt có hàm lượng chất sắt nhiều nhưng lại không thuộc các thực phẩm tốt cho bà bầu. Theo nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản, bà bầu ăn rau chân vịt có thể làm tình trạng thiếu máu nghiêm trọng thêm. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do trong rau chân vịt có nhiều axit, cản trợ sự hấp thu chất sắt của ruột non.

Sơn tra (táo mèo)

Tuy sơn tra có giá trị dinh dưỡng cao và công dụng hiệu quả trong việc tiêu hóa thức ăn và khai vị; nhưng nó lại không phải là thức ăn tốt cho bà bầu. Mặc dù, sơn tra có hương vị chưa ngọt và “vừa miệng” đối với bà bầu nhưng bà bầu cũng không nên ăn loại quả này quá nhiều. Bởi vì sơn trà sẽ làm hưng phấn tử cung, khiến tử cung co bóp và có thể khiến gây sảy thai và sinh non tại bà bầu.

Các thức ăn nhiều mỡ

Trong giai đoạn mang thai nếu bà bầu ăn nhiều mỡ thì có thể khiến thai nhi dễ mắc bệnh ung thư đường sinh dục. Tuy rằng mỡ không gây ra bệnh nhưng việc tích tụ lượng mỡ nhiều trong cơ thể bà bầu sẽ kích thích tuyến vú, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bà bầu, cũng như sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Thức ăn nhiều đường

Khi mang thai, cơ thê bà bầu thường yếu hơn; do đó các chức năng của nhiều cơ quan sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Nếu trong quá trình mang thai, bà bầu bổ sung hàm lượng đường quá nhiều thì có thể khiến chức năng thận của bà bầu bị quá tải và ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu. Ngoài ra, lượng đường quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, làm giảm sức đề kháng, khiến bà bầu dễ mắc bệnh và virus.

Thức ăn quá mặn

Ăn quá nhiều thức ăn mặn có thể khiến cơ thể con người bị tăng huyết áp. Đặc biệt, đối với bà bầu thì việc tăng huyết áp có thể dẫn đén những nguy cơ nhiễm độc nghiêm trọng như phù, tăng huyết áp và albumin niệu…

Thức ăn có nhiều chất chua

Trong thời kỳ thai nghén thì bà bầu thường chán ăn, buồn nôn và thèm chua. Tuy nhiên, bà bầu chỉ nên ăn lượng chua phù hợp. Nếu ăn quá nhiều thì có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Các thực phẩm nên tránh trong thai kỳ

– Bánh mì kẹp thịt và thịt chín sẵn

– Phô mai mềm

– Thịt xay sẵn hay patê

– Hải sản hun khói.

– Sữa không tiệt trùng.

– Nộm, gỏi

Hy vọng rằng với những lưu ý trên đây, mẹ đã có câu trả lời tốt nhất cho vấn đề “Bà bầu không nên ăn gì?” rồi đúng không nào? Chúc mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và thành công, mẹ nhé.

You may like