Bé đã 2 tuổi nhưng vẫn chậm tăng cân, tôi nên làm gì?

Vấn đề cân nặng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của bố mẹ. Khi trẻ quá gầy hay thừa cân đều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Bé quá gầy sẽ dẫn đến hệ miễn dịch suy yếu, quá thừa cân cũng sẽ dễ mắc nhiều bệnh khác sau này.

Với thực trạng hiện nay khi quá nhiều trẻ thấp bé, gầy gò, chậm tăng cân ngày càng nhiều khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Thì những băn khoăn: Tôi nên cho con ăn những thực phẩm nào? Các loại sữa cho bé chậm tăng cân? Nếu bé không chịu ăn thì phải làm sao?. Tất cả câu hỏi đề nhằm vấn đề làm sao để tăng cân cho bé trong đúng độ tuổi. Để giải đáp vấn đề đó, hãy cùng chúng tôi đi vào bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm tăng cân

Chúng ta cần khẳng định rằng, vấn đề nào xảy ra đều có nguyên nhân của nó. Việc bé nhà bạn chậm tăng cân cũng vậy, chắc chắn là có nguyên do. Dưới đây là một số lý do mà có thể trẻ nhà bạn mắc phải:

Bữa ăn không đầy đủ dinh dưỡng

Ngoài những mẹ có ít điều kiện về kinh tế thì những bà mẹ khác cũng thường mắc phải sai lầm này. Trẻ 2 tuổi đã biết ăn hầu hết các loại thực phẩm nên hàng ngày mẹ cần phải thay đổi nhiều loại cho con, bữa ăn cần đủ đầy đủ các loại thịt hoặc cá, rau củ, trái cây. Không nên chỉ cho trẻ ăn 1 loại hoặc chỉ chế biến những món trẻ thích mà bỏ qua các thực phẩm khác. Cung cấp nhiều một loại dinh dưỡng không tốt bằng khi chúng ta cung cấp nhiều loại. Vì trẻ đang giai đoạn phát triển sâu về thần kinh và cả hệ xương nên việc dung nạp đầy đủ từng loại là điều thiết yếu.

Bé bị nhiễm giun, sán

Việc có giun, sán trong đường ruột sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng dinh dưỡng của trẻ nạp vào. Khi thức ăn đi vào thì một phần dinh dưỡng trong đó đã bị các loại ký sinh này ăn mất nên việc trẻ ăn nhiều mà vẫn chậm lớn là điều dễ hiểu. Mọi người nên định kỳ cho trẻ tẩy giun 2 lần mỗi năm để trẻ được an toàn phát triển tốt nhất.

Hệ tiêu hóa của bé kém, hấp thu không tốt

Tình trạng này xảy ra khi hệ tiêu hóa bé nhà bạn thiếu đi một vài loại men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa, có thể là do bẩm sinh hoặc do sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này khiến cho dinh dưỡng đi vào cơ thể không thể chuyển hóa hoặc chỉ chuyển hóa một phần. Là nguyên nhân dẫn đến châm tăng cân ở trẻ.

Giải pháp

Để bé lên cận mọi người cần có một kế hoạc cụ thể, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt đóng vài trò quan trọng trong tiến trình này.

Chế độ sinh hoạt

– Thể thao: Mẹ có thể tập luyện cho bé bằng cách dẫn con đi bộ ngoài công viên, chơi những trò chơi vận động cùng bé như trốn tìm, rượt bắt…Khi con vận động nhiều, đồng thời thể chất, tinh thần tốt hơn thì cũng giúp bé ăn ngon miệng và ăn nhiều hơn.

– Giấc ngủ: Giấc ngủ đóng vài trò quan trọng vì trong lúc này những bộ phận trong cơ thể sẽ thiết lập lại để có thể tối đa công suất cho hôm sau. Việc bé thức khuya cũng sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị và cả hệ tiêu hóa.

– Bữa ăn: Bữa ăn thay vì 3 bữa mẹ nên chia đều cho con thành 5-6 bữa. Nên cho trẻ ăn nhẹ hoặc 1 ly sữa trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ.

Các nhóm thực phẩm cần bổ sung

Như đã nói ở trên dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Các mẹ cần đặc biệt bổ sung đầy đủ chất mà cụ thể là chất béo. Có thể thêm 1 ít dầu (nên tìm hiểu dầu phù hợp với trẻ) vào chén cơm hay bột cho trẻ để bổ sung chất béo. Đồng thời đáp ứng đầy đủ chất xơ, sắt, canxi (có trong tất cả các loại sữa)..Hoặc, để đạt hiệu quả hơn, gia đình có thể cho bé sử dụng thêm các loại sữa cho bé chậm tăng cân. Vì những loại sữa này được thiết kế riêng cho thể trạng của bé nên sẽ đặc biệt hiệu quả hơn.

Hy vọng những thông tin bài viết trên giúp ích được các mẹ trong quá trình tăng cân cho con.

Admin

Share
Published by
Admin

Recent Posts

Mẹ bỉm cần lưu ý những gì khi mang thai tháng đầu tiên

Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…

1 year ago

Những điều cần biết về các loại tã cho trẻ sơ sinh

  Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…

1 year ago

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…

4 years ago