Bảo vệ trẻ không chỉ là nuôi dưỡng và chăm sóc từ khi trẻ lọt lòng mà là phải chăm sóc và bảo vệ trẻ từ khi bé nằm trong bụng mẹ. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về các giai đoạn phát triển của thai nhi.
Trong các giai đoạn phát triển của thai nhi thì giai đoạn này sẽ quyết định về mặt phát triển thể chất của bé về sau, vì các dị tật bẩm sinh dễ xảy ra ở giai đoạn này. Dị tật về hình thái như thiếu hụt một hoặc hai bộ phận trên cơ thể; dị tật về các cơ quan nội tạng, tim, mạch máu, bộ phận sinh dục, không có hậu môn,…đều có thể phát sinh trong giai đoạn này.
Thế nên, việc bảo vệ thai phụ trong thời điểm này rất quan trọng. Cần phòng bệnh cho thai phụ tốt, nhất là bệnh gây ra do siêu vi trùng và phôi thai. Ngoài ra, những bệnh lý có sử dùng thuốc của thai phụ có thể làm cản trở sự phân chia tế bào, hoặc làm phân chia không đúng với lượng nhất định.
Vấn đề ăn uống cũng được chú ý cẩn thận, vì nếu thiếu một những vitamin cơ bản kéo dài sẽ gây ra những dị tật cho thai nhi. Ví dụ: Thiếu vitamin A gây vàng và khô da từng mảng ở trẻ sơ sinh, khô co cứng các khớp, hạn chế cử động. Trường hợp nhẹ có thể khỏi nhưng với trường hợp nặng sẽ biến chứng nhiễm trùng rồi tử vong.
Lưu ý: Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ cần hạn chế ăn bắp (ngô) và các chế phẩm làm từ bắp. Fumonisin trong bắp sẽ làm vô hiệu hóa tác dụng ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi của Axit Folic.
Ở giai đoạn này, ta có thể phân biệt được giới tính của thai nhi. Thai nhi lúc này có đầy đủ các bộ phận và tế bào và chỉ còn nhiệm vụ phát triển. Có thể tính thai nhi phát triển từ tháng 3 đến tháng thứ 9, nhưng sự phát triển nhanh nhất là từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 9.
Trong giai đoạn này, kháng thể và những dưỡng chất truyền qua nhau thai. Vì thế, nên ngoài chế độ lao động hợp lí, mẹ cần tăng thêm khẩu phần ăn chất lượng để đảm bảo nhu cầu của các giai đoạn phát triển của thai nhi.
Đây là giai đoạn cho chuẩn bị cho bé chào đời. Khi chuyển dạ, những cơn co bóp ở tử cung và thành bụng có ảnh hưởng đến sự lưu thông máu giữa mẹ và con. Hiện tượng này dễ gây ra sang chấn đối với thai, những sang chấn này có thể gây ra những nguy hiểm cho trẻ. Những sang chấn này không chỉ ảnh hưởng sau khi đẻ mà còn để lại những di chứng rất tác hại sau này như: liệt chân tay, liệt mắt, câm điếc, đần độn, chậm phát triển về tinh thần,…
Nếu thai phụ có tiền sử bệnh tim, thiếu máu, nhiễm độc, huyết áp thì việc chăm sóc cần được chu đáo, cẩn thận và thường xuyên hơn.
Bên cạnh đó nếu trẻ sinh non, việc nuôi dưỡng sẽ khó khăn hơn trẻ thường và phải cần sự hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ. Nếu trẻ đã được điều trị và chăm sóc tích cực thì cần theo dõi sự phát triển của trong vài năm đầu để chắc chắn rằng thể chất và tinh thần của trẻ luôn ổn định và khỏe mạnh.
Các mẹ nên thường xuyên đi khám thai để được các bác sĩ tư vấn sức khỏe cho mẹ, theo dõi sự phát triển của thai nhi. Việc này cũng giúp xác định sớm những dấu hiệu bất thường để có phương pháp chữa trị phù hợp, giúp mẹ vượt cạn an toàn và bé phát triển khỏe mạnh thông minh.
Toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết cho các giai đoạn phát triển của thai nhi do cơ thể người mẹ cung cấp. Vì vậy, dinh dưỡng của mẹ sẽ quyết định tình trạng dinh dưỡng của thai nhi. Các chất dinh dưỡng được mẹ hấp thu bằng việc ăn uống, qua hệ tiêu hóa và đi vào máu của cơ thể mẹ.
Thông qua cuống rốn chất dinh dưỡng được đưa tới thai nhi, và được coi là nguồn nguyên liệu cho thai nhi sinh trưởng phát triển. Sự hình thành phát triển của thể trọng, chiều dài cơ thể, các cơ quan của thai nhi đều có mối liên hệ mật thiết từ nguồn dinh dưỡng của người mẹ.
Thời gian mang thai là thời kì mẫn cảm nhất đối với tình trạng dinh dưỡng. Nếu mẹ không đủ chất dinh dưỡng hoặc tiêu hóa hấp thu không tốt có thể khiến thai nhi phát triển chậm và mắc bệnh do thiếu dinh dưỡng. Tình trạng trên có thể gây ra những tổn thương không thể chữa trị: như số lượng tế bào não giảm, mắc dị tật bẩm sinh,…Nếu người mẹ thừa dinh dưỡng có thể khiến thai nhi phát triển quá nhanh dẫn đến thai to.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thể trọng của trẻ khi vừa ra đời có liên quan tới hiện trạng dinh dưỡng của người mẹ. Trong đó, mật thiết nhất là mối quan hệ với lượng nhiệt hấp thu, tiếp đến là protein và chất béo. Khi lượng dinh dưỡng được hấp thu ở người mẹ mỗi ngày thấp hơn 8000kJ thì thể trọng thai nhi lúc sinh ra sẽ thấp hơn mức bình thường.
Ngoài ra, người mẹ thiếu hoặc thừa một số loại chất dinh dưỡng nào đó có thể khiến cơ quan của thai nhi phát triển kém hoặc dị dạng:
– Thiếu vitamin A có thể dẫn đến tích nước ở não thai nhi, dị tật, trẻ vừa sinh ra giác mạc mềm.
– Thiếu vitamin B1, vitamin E có thể gây dễ sảy thai.
– Thiếu vitamin C dễ gây thiếu máu, xuất huyết, máu xấu.
– Thiếu vitamin D có thể dẫn tới bệnh còi xương bẩm sinh.
– Thiếu vitamin K có thể dẫn đến mắc bệnh xuất huyết ở trẻ mới sinh.
– Thiếu acid folic sẽ dẫn tới hệ thống thần kinh không hoàn thiện, tâm huyết quản bất thường và xương dị tật.
– Thiếu nguyên tố vi lượng canxi, phốt-pho, sắt, kẽm có thể mắc các bệnh còi xương bẩm sinh, thiếu máu, thai nhi phát triển chậm và dị tật trên nhiều bộ phận.
– Tình trạng dinh dưỡng kém ở người mẹ sẽ quyết định đặc điểm các cơ quan và thời kì chịu ảnh hưởng. Ví như cơ quan không thể tái sinh giống như bộ phận não vì số lượng tế bào có từ thời kì sinh nở sẽ được duy trì suốt đời. Nếu làm tổn thương tới những cơ quan không thể tái tạo này sẽ dẫn tới hậu quả không thể bù đắp.
Đồng thời, bạn có thể tham khảo thêm các giai đoạn phát triển của thai nhi tại link https://goo.gl/5NRzvz
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…