Bên cạnh việc quan tâm đến sức khỏe của trẻ, việc các mẹ nên uống sữa gì là vô cùng cần thiết. Vì sức khỏe của mẹ tác động không nhỏ đén sức khỏe của bé.
Nói một cách khái quát là thực hiện phương châm 6 chữ: Toàn diện, cân bằng, đủ lượng. Mỗi ngày, mỗi người tốt nhất nên ăn hơn 20 loại thức ăn. Nấu một bát canh trứng, thêm cà chua, tảo tím, tôm khô cũng đã có mấy loại rồi. Điểm quan trọng là hình thành thói quen ăn thức ăn tổng hợp, không nên ăn món ăn chỉ có một loại thức ăn.
Cân bằng tức là cân đối, khiến gần 50 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trở thành một trạng thái cân bằng dựa theo chất và lượng nhất định, không thể thiếu cũng không thể thừa. Nếu không dễ dẫn đến thiếu dinh dưỡng hoặc thừa dinh dưỡng như còi xương do thiếu vitamin D, thiếu máu do không đủ sắt và bệnh béo phì, tiểu đường…
Nhiệt năng cần thiết cho cơ thể do 3 chất chính là protein, chất béo, các loại đường cung cấp, lại không phải chia đều mỗi loại 1/3 mà là đường chiếm 55-60%, chất béo chiếm 25- 30%, protein chiếm 10-15%. Chúng được định ra dựa theo lượng cần thiết cho sức khỏe.
Đối với một đứa trẻ đang trong thời kì phát triển mạnh thì tỉ lệ protein cần thiết có thể lớn hơn, khoảng 15-20%. Protein cần cung cấp cho trẻ là protein chất lượng cao, trong protein có chứa đầy đủ axit amin cần thiết cho cơ thể. Các loại sữa trong thực phẩm, các loại protein trong trứng, trong cá đều là những protein chất lượng cao, nếu thiếu sẽ gây ảnh hưởng cho cơ thể, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Đủ lượng là chỉ số lượng thích hợp, vừa có thể thỏa mãn nhu cầu sống lại vừa có thể đảm bảo yêu cầu sinh trưởng phát triển. Cung cấp theo đúng nhu cầu tức là đủ lượng, lượng cung cấp ở đây là lượng hấp thu thực tế.
Chúng ta thường thấy, trẻ thiếu máu, suy dinh dưỡng thường mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, tiêu chảy… Những đứa trẻ này không chỉ dễ mắc bệnh mà bệnh còn kéo dài, bệnh nặng, tỉ lệ chết do bị bệnh cao. Đó là vì thiếu dinh dưỡng khiến chức năng miễn dịch của trẻ giảm, khiến khả năng chống lại các bệnh bên ngoài kém.
Ngoài ra, sau khi bị bệnh trẻ không có nhu cầu ăn uống thì sự hấp thu chất dinh dưỡng càng giảm. Nặng hơn nữa là thiếu dinh dưỡng mà trở thành tuần hoàn ác tính. Hầu như mọi bệnh truyền nhiễm đều có ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh nên cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa cho trẻ trong thời gian chữa bệnh và phục hồi sức khỏe.
Trong quá trình chăm sóc trẻ, các bậc phụ huynh nhất định cần suy nghĩ tới mối quan hệ của vấn đề, tránh tình trạng thiếu dinh dưỡng và vòng tuần hoàn truyền nhiễm ác tính là vô cùng quan trọng.
Não phát triển bình thường là nền móng vật chất cho sự phát triển trí lực, mà dinh dưỡng lại là nguồn năng lượng cho sự phát triển của não. Vì tế bào não trong thời kì sinh sôi nảy nở và phát triển đều cần cung cấp đủ dinh dưỡng.
Nguồn năng lượng cho tế bào não là đường gluco; sự hình thành vỏ tủy thần kinh cần có các loại chất béo; quá trình hoạt động trao đổi ở não, sự phát triển não, hoàn thiện chức năng não cần có sự tham gia của các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, kẽm, sắt, canxi, phôt pho.
Bởi vậy, dinh dưỡng thiếu sẽ khiến số lượng tế bào giảm, hình thái thu nhỏ, trọng lượng giảm, như vậy tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới chức năng của não. Nếu người mẹ không đủ dinh dưỡng có thể khiến thai nhi sinh trưởng phát triển chậm, có thể sinh ra đứa trẻ có trọng lượng thấp. Những đứa trẻ có trọng lượng thấp khi sinh ra sẽ khiến trí tuệ phát triển chậm, khả năng nhận thức, biểu đạt ngôn ngữ, tố chất tâm lý đều kém so với những đứa trẻ có thể trọng bình thường khác.
Lời kết: Có thể thấy, thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như tới sự phát triển trí lực của trẻ. Khi không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm và trí tuệ kém phát triển. Vì thế, cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ theo đúng nguyên tắc.
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…