Chọn Sữa Mẹ và bé

Gỉai đáp thắc mắc của cha mẹ về cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

Đi ngoài (hay còn gọi là tiêu chảy) ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề nan giải ...

Đi ngoài (hay còn gọi là tiêu chảy) ở trẻ sơ sinh luôn là vấn đề nan giải đối với các ông bố, bà mẹ. Vì đi ngoài nhiều sẽ khiến cơ thể của bé bị mất nước, giảm sức đề kháng. Sau đây là tất tần tật giải đáp thắc mắc về cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh.

Chat với bác sĩ về cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh

HỎI: Bác sĩ ơi, con em được 1 tháng tuổi rồi, mà sao dạo này bé đi cầu làm em lo quá ạ. Bé đi cầu nhiều lần lắm ạ, em đếm kĩ thì có khi hơn chục lần trong ngày, phân lỏng lỏng, ướt ướt, xanh xanh. Bé vẫn tăng kí tốt, bú tốt, không sốt và tỉnh táo bình thường. Cả nhà em bảo cho bé uống bổ sung men tiêu hóa, em cho con uống được gần 1 tuần rồi mà vẫn không thay đổi gì cả ạ? Em lo quá ợ! Bác tư vấn dùm em cái bác nhé!

ĐÁP: Chúc mừng em bắt đầu trở thành mẹ bỉm sữa thứ thiệt rồi nhé! Nhưng mẹ bỉm sữa thường lại rất hay lo!

Chuyện đi cầu của những bé nhỏ này, rất khác với người lớn chúng ta em ạ. Các bé đi tiêu rất nhiều lần trong ngày và con số hơn chục lần trong ngày mà em đang nói của con em, cũng không gọi là bất thường ở tuổi của bé đâu, nhất là ở những trẻ được cho bú mẹ hoàn toàn.

Chỉ khoảng khi gần được 1 tháng rưỡi, 2 tháng tuổi, tần suất sản xuất poo poo của các bé mới có thể giảm dần xuống khoảng trung bình 3-5 lần/ngày, vì ruột bắt đầu làm việc tốt hơn và cô đặc các “phế thải” từ thức ăn sữa tốt hơn. Chuyện lần này con đi cầu màu vàng nhạt, lần kia đi cầu màu xanh rêu, lần nọ đi cầu nhiều nước hơn chút đỉnh, lần kìa đi cầu hơi khô xíu… thật sự cũng không quan trọng mấy.

Điều quan trọng là tổng trạng của bé em thế nào kìa. Nếu bé vẫn tươi tỉnh, cười chúm chím, bú chụt chụt, không sốt, tè đủ ít nhất 6 lần ướt tã, tăng kí theo chuẩn đều đều, thì em cứ mặc kệ vụ poo poo dùm chị, để ý quá cũng chẳng làm được gì cả đâu em ạ. Em thêm men tiêu hóa thì cũng không xi nhê gì đâu, vì đường ruột có bị bệnh gì đâu mà phải bổ sung thêm nhỉ?! Em làm thế thì khác gì đem muối đổ biển đâu à!

Ở những bé có bú thêm sữa công thức hoặc bú sữa công thức hoàn toàn, sẽ có số lần poo poo trong ngày ít hơn hẳn. Có bé chỉ đi cầu được 1-2 lần một ngày. Có bé đi cầu vài ngày một lần mà thôi và phần có thể cứng hơn, đặc hơn, đôi khi đi ra nhìn như cục phân chuột vậy. Điều đó cũng bình thường em nhé.

Chị chỉ cần em nhớ hai màu này ở poo poo của con, mà nếu em thấy thì nên cho bé đi khám em nhé. Một là màu đỏ máu, vì nếu poo poo của con có máu, thì có thể con đang bị nhiễm trùng đường ruột, hoặc dị ứng, cần phải làm xét nghiệm để chẩn đoán và có thể cần phải điều trị.

Hai là màu bạc trắng, vì nếu poo poo của con có màu này thì có nghĩa là chúng ta phải xem xét đánh giá các bệnh về gan mật của con sớm. Những bệnh bẩm sinh như teo túi mật, tắc ống mật… chẳng hạn, nếu được tầm soát, đánh giá và can thiệp sớm, sẽ giúp bé phát triển bình thường và giúp tránh được những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Chị cũng chỉ cần em nhớ rằng, ngoại trừ hai màu đó ra, đừng nhìn chăm chăm vào poo poo của con nữa, hãy nhìn vào mặt con là sẽ biết chúng ta cần phải lo đến mức nào, em nha.

Ngưng bổ sung men cho con đi thôi em ạ, vì làm thế này chỉ là điều trị cho mẹ và gia đình, không giúp gì được cho bé đâu. Nếu em còn lo quá, em nên cho bé đi khám bác sĩ để được thăm khám, đánh giá và tư vấn kĩ càng hơn, em nhé!

Xem ngay: Bé bị tiêu chảy mẹ nên cho ăn gì? tại link https://goo.gl/NyD5x8

Tiêu chảy cấp

HỎI: Chào bác sĩ, tôi muốn hỏi bác sĩ về tiêu chảy cấp. Khi nào thì chúng ta nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy cấp? Trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp, chúng ta nên làm gì cho trẻ tại nhà? Khi nào thì cần cho trẻ đi khám bác sĩ?

ĐÁP: Chào bạn. Đây là những câu hỏi rất cơ bản, mà nhiều ba mẹ đều thắc mắc. Chúng ta hãy cùng nhau giải mã từng câu hỏi nhé!

Khi nào thì chúng ta nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy cấp (đi ngoài nhiều lần)

Tiêu chảy cấp có nghĩa là đi tiêu phân lỏng nước, trong một thời gian ngắn (cấp tính) khoảng dưới 7 ngày. Giải thích này nghe có vẻ đơn giản, nhưng đối với một số phụ huynh mà nói, là một điều không đơn giản chút nào. Đặc biệt đối với những trẻ càng nhỏ, đi tiêu nhiều lần, việc xác định trẻ có bị tiêu chảy hay không là một thử thách không nhỏ đối với ba mẹ trẻ.

Bình thường, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, đặc biệt dưới 6 tháng, có thể có tấn suất đi tiêu nhiều lần trong ngày, trung bình từ 3 lần, đến 10 lần một ngày, hoặc hơn thế nữa.

Phân của trẻ nhìn có thể sệt, lỏng, nhiều màu vàng, xanh, hoặc nâu. Trẻ bú sữa mẹ có thể dễ sản xuất phân nhiều lần hơn và phân có nước nhiều hơn so với trẻ uống sữa công thức. Trẻ từ 1 tuổi trở lên, thông thường có khoảng 1-2 lần đi tiêu một ngày.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, vì đây là một tình trạng bệnh lý, trẻ sẽ có sự thay đổi tần số đi tiêu, cũng như tính chất phân một cách đột ngột, rất dễ nhận biết. Phân trong tiêu chảy cấp thường lỏng nhiều, có nhiều nước, mùi hôi tanh và có một lượng poo poo nhiều hơn hẳn so với bình thường. Bên cạnh đó, vì đây là một biểu hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng….

Xem ngay: Bé bị táo bón phải làm sao? Thực phẩm giúp trẻ hết táo bón hiệu quả tại link https://goo.gl/LnXBMJ

Thông thường, ở trẻ nhũ nhi, tiêu chảy được định nghĩa khi trẻ đi tiêu gấp đôi số lần đi tiêu bình thường, hoặc đối với trẻ trên 1 tuổi, là khi trẻ đi tiêu phân lỏng nước từ 3 lần một ngày trở lên.

Vì vậy, nếu trẻ 8 tháng tuổi, bình thường đi tiêu 3 lần phân sệt một ngày, bỗng dưng hôm nay đi tiêu 6 lần, phần lỏng hơn, nhiều nước hơn, chúng ta nên bắt đầu nghi ngờ trẻ có bị tiêu chảy cấp hay không. Một trẻ 4 tuổi, bình thường đi tiêu 1 lần một ngày, đột nhiên hôm nay đi tiêu phần lỏng nước lượng nhiều 3 lần một ngày, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy cấp.

Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh tại nhà

Bệnh tiêu chảy (đi ngoài) cấp thường sẽ có những triệu chứng khá ồ ạt, đặc biệt trong 48 – 72 giờ đầu (2-3 ngày đầu) của bệnh. Trẻ có thể buồn nôn và nôn ói nhiều lần. Trẻ sẽ tiêu phân lỏng nước nhiều lần trong ngày. Trẻ có thể kèm theo đau bụng, vì đường ruột của trẻ phải hoạt động quá nhanh và quá nhiều, nên co thắt gây đau.

Trẻ có thể bị sốt, mệt mỏi, đừ người, khó ngủ. Sau 2-3 ngày ồ ạt, các triệu chứng thường sẽ cải thiện nhanh và đáng kể. Sau ngày thứ 5, thường trẻ sẽ trở lại bình thường và hoạt động đường ruột cũng như tình trạng phân sẽ về bình thường một cách nhanh chóng.

Vì vậy, ở đa số các trường hợp, tiếp cận ban đầu hợp lý nhất là hỗ trợ triệu chứng cho trẻ, để giúp trẻ vượt qua được những ngày khó khăn đầu tiên một cách dễ dàng hơn, bớt khó chịu hơn.

Nếu trẻ sốt từ 38.3°C – 38.5°C trở lên, hoặc trẻ có biểu hiện đau nhiều, chúng ta có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen (có thể ở dưới nhiều dạng, như Tylenol, Efferalgan, Hapacol, Panadol… – bạn nên xem kỹ thành phần biệt dược dưới tên thuốc nhé!) 10 – 15mg/kg/lần, tối đa 4 lần một ngày.

Đối với hiện tượng ói nhiều, chúng ta nên khuyến khích trẻ ăn, uống chậm lại, lượng ít lại, thường xuyên hơn, để giảm thiểu khả năng bị ói thêm ở trẻ. Đường ruột và dạ dày của trẻ lúc này đang bị “bệnh”, nên sẽ không đủ sức chấp nhận một khối lượng lớn thức ăn, thức uống trong một thời gian ngắn và vì vậy sẽ gây nôn ói thêm mà thôi. Chúng ta có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước, sữa, hoặc đút muỗng, bơm vào miệng từ từ, thường xuyên cho trẻ.

Khi bị tiêu lỏng nhiều lần và nôn ói, trẻ sẽ có nguy cơ bị mất nước, hạ đường huyết, rối loạn điện giải, làm tình trạng của trẻ nặng hơn. Vì vậy, mục tiêu của chúng ta là có thể “bù nước và điện giải” một cách hiệu quả cho trẻ, để tránh những biến chứng này.

Ở trẻ nhũ nhi còn bú mẹ hoặc bú sữa công thức, chúng ta vẫn nên cho trẻ bú mẹ hoặc sữa công thức để bù nước, điện giải và năng lượng cho trẻ qua thực phẩm quan trọng này. Không nên sử dụng dung dịch điện giải khi chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Vì việc cho trẻ uống điện giải có thể làm trẻ giảm uống sữa mẹ/sữa công thức và làm trẻ mệt mỏi hơn.

Đối với những trẻ lớn hơn, chúng ta có thể sử dụng dung dịch điện giải thoải mái hơn. Ban đầu, trẻ có thể từ chối thức ăn, đặc biệt là các thức ăn cứng. Điều này là bình thường và chúng ta chỉ cần hỗ trợ cho trẻ uống nước và sữa mà thôi. Chúng ta cũng có thể chuẩn bị những thức ăn dạng lỏng dễ ăn hơn cho trẻ, để xem trẻ có chấp nhận hay không.

Nếu bạn muốn cho trẻ uống nước trái cây, hoặc nếu trẻ đòi uống nước trái cây khi bị tiêu chảy cấp, nên nhớ pha loãng 1 phấn nước chín với 1 phần nước trái cây. Việc uống nước trái cây nguyên chất sẽ làm cho tiêu chảy của trẻ nặng hơn, vì nước trái cây chứa nhiều đường.

Các loại nước ngọt, cũng như các loại nước “điện giải” thể thao được bán ngoài thị trường, cũng là một lựa chọn xấu, vì sẽ làm trẻ bị khó chịu đường ruột hơn và bị tiêu ngoài nhiều hơn, trong giai đoạn bệnh.

Khi nào thì cần cho trẻ đi khám bác sĩ

Chúng ta nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp. Vì trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được. Ở lứa tuổi này, nếu vẫn có thể điều trị ngoại trú, bác sĩ sẽ hẹn người nhà mang bé đến tái khám khá thường xuyên, đôi khi mỗi 6-12 giờ một lần, để có thể theo dõi sát tình trạng bệnh.

Ở trẻ lớn hơn, chúng ta nên cho trẻ đi khám bác sĩ ngay nếu trẻ có một trong những dấu hiệu nguy hiểm sau đây:

  • Nếu trẻ vẫn nôn ói nhiều, mặc dù chúng ta đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên.
  • Nếu trẻ đi tiêu quá thường xuyên và chúng ta lo lắng có thể không bù được đủ nước cho trẻ.
  • Nếu trẻ than đau bụng nhiều, thường xuyên.
  • Nếu phân có máu.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước.
  • Nếu trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức.
  • Nếu tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày.
  • Nếu bạn có bất kì lo lắng nào.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết về cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh, để tăng sức đề kháng và cho bé có một hệ tiêu hóa tốt thì Optimum Gold của Vinamilk luôn là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Với các dưỡng chất được bổ sung sẽ giúp bé ăn khỏe, phát triển tốt về trí não và thể chất.

You may like