Những chủ đề xoay quanh chuyện mang thai luôn quan trọng bởi vì mỗi hoạt động của bà bầu sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu những giải đáp về các chủ đề liên quan đến việc mang thai nhé!
HỎI: Tôi nên bắt đầu đi khám thai khỉ nào? Ở phòng khám tôi sẽ được khám những gì?
ĐÁP: Khám thai tổng quát lần thứ nhất ở phòng khám nên thực hiện sau khi biết chắc mình đã có thai khoảng 12 tuần. Sau đó đi khám mỗi tháng một lần cho tới tuần thai thứ 28, rồi hai tuần một lần cho đến tuần thứ 36, và mỗi tuần một lần trong tháng cuối, ở phòng khám bạn sẽ được thăm khám về các giai đoạn phát triển thể chất của thai nhi và của mẹ:
. Cân nặng.
. Đo chiều cao: Nếu thai phụ dưới 1,5m thì khung chậu hẹp, sinh khó.
. Đo huyết áp: Huyết áp bình thường ở mức 120/70, thời kỳ mang thai Có thể thấp hơn một chút, nhưng không được vượt quá 140/90, vì tăng huyết áp là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh tiền sản giật. Lo lắng và việc chờ đợi các xét nghiệm Có thể gây ra số đo huyết áp cao hơn bình thường, bạn Có thể yêu cầu được đo huyết áp lại.
. Thử máu: Kiểm tra nhóm máu, kiểm tra xem có bị thiếu máu hay không, có bị bệnh lây lan qua đường tình dục hay không…
. Thử nước tiểu: Kiểm tra xem có nhiễm trùng đường tiểu, có biểu hiện của bệnh tiểu đường, tiền sản giật không… Khi lấy nước tiểu, nên lấy mẫu của những giọt nước tiểu giữa chừng vào lọ đã tiệt trùng.
. Khám âm đạo: Để xác nhận việc có thai, kiểm tra lối dẫn tới tử cung, kích cỡ đường sinh.
. Tính ngày sinh: Từ ngày đầu của kỳ kinh CUỐI đến ngày sinh nở là 280 ngày tức 9 tháng 10 ngày hoặc 40 tuần.
. Siêu âm: Giúp xác định tuổi thai và ngày lọt lòng, vị trí của bé trong tử cung và xem bé có phát triển bình thường không.
Bạn có thể hỏi bác sĩ những gì mình còn thắc mắc.
Bạn được phát “Sổ khám thai” ghi lại mọi chi tiết trong mỗi lần đi khám.
HỎI: Các lớp học tiền sản dạy những gì? Ở đâu có mở những lớp này? Và những ai được tham gia?
ĐÁP: Càng ngày càng có nhiều các lớp học tiền sản được mở ra, tại đây những người mẹ được gặp gỡ và trao đổi với nhau về quá trình thai nghén, sinh nở, chăm sóc bé sơ sinh (qua mô hình), nghe những bài giảng bổ ích của các bác sĩ, chuyên gia về kiến thức nuôi con, chuẩn bị trong thời kỳ mang thai, về sự hình thành và phát triển của thai nhi, bổ sung dinh dưỡng, tiêm chủng, sử dụng thuốc, vệ sinh, việc gì nên và không nên làm để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí là cả những kỹ thuật hít thở khi đau đẻ, cách rặn đẻ…
Cả bố và mạ đều Có thể tham gia lớp. Bố tham gia các lớp học này sẽ thấu hiểu nỗi vất vả của vợ, từ đó có ý thức hơn trong việc chia sẻ với vợ “nhiệm vụ” chăm sóc con, bố sẽ được học cách thay tã, cho con bú bình, tắm rửa, giữ vệ sinh cho bé, biết massage cho bé… Tình cảm gia đình qua đó cũng gắn bó hơn.
Đa số những bệnh viện chuyên khoa phụ sản đều có mở những lớp học này.
HỎI: Khi mang thai có cần thiết phải nghỉ ngơi nhiều hơn lúc bình thường hay không?
ĐÁP: Tất nhiên là khi có thai bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, bởi vì các cơ quan trong cơ thể bạn phải hoạt động không ngừng để “tạo” ra con bạn. Bạn hãy lắng nghe nhu cầu của cơ thể mình để tìm ra một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý. Bạn cần ngủ nhiều hơn, ngay cả không ngủ được bạn cũng đừng cố gắng làm việc, hãy tranh thủ nằm dài và thư giãn khi bạn cảm thấy mệt.
Thường thì sự mệt mỏi sẽ làm tăng nhu cầu ngủ của bạn, có những phụ nữ Có thể ngủ ở bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào khi mang thai, đặc biệt là trong
ba tháng đầu tiên. Từ tháng thứ tư trở đi, khi em bé đã to hơn, bạn Có thể bắt đầu cảm thấy khó chịu khi ngủ, tư thế ngủ tốt nhất lúc này là nằm nghiêng bên trái, bạn hãy dùng mấy cái gối chèn vào bên cạnh và giữa hai đầu gối cho dễ chịu.
Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, bạn Có thể sử dụng vài mẹo nhỏ sau đây: ăn tối nhẹ nhàng, tắm nước ấm, uống một cốc sữa hoặc nước nóng, một cốc trà cây cỏ pha với đường hoặc mật ong. Nếu bạn cảm thấy vẫn khó ngủ thì nên nói với bác sĩ ngay.
Giấc ngủ của bạn cũng Có thể bị cản trở vì những cú chuột rút (vọp bẻ), hoặc bị những cú ợ chua rất khó chịu. Để chữa chuột rút, bạn hãy nâng chân lên nhẹ nhàng, nhờ chồng xoa vuốt nhẹ vùng đau, bản thân bạn hãy cố căng cả bắp chân ra nhiều nhất Có thể. Để phòng chuột rút, bạn hãy cân đối thành phần ăn cho đủ các loại vitamin nhóm B như gạo lức, bột mì, đậu đen, đậu xanh….
Để chữa những cú trào ngược ợ chua khó chịu, bạn hãy chất một đống gối phía sau lưng để ngủ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Hãy tránh ăn những đồ ăn chứa nhiều chất béo, tránh ăn các loại gia vị, ớt, giấm, tránh ăn súp hoặc các món rau sông vào bữa tối, nên ăn nhẹ và xa giấc ngủ.
HỎI: Người thân bị bệnh, tôi đang mang thai lại muốn đến thăm, điều này có nên không?
ĐÁP: Sản phụ không nên đi thăm người bệnh. Bệnh viện là nơi dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ cho mạ và thai nhi không nên đi thăm người bệnh, cũng không nên đến phòng đẻ.
Hy vọng với những giải đáp thắc mắc về các vấn đề mang thai và sự hình thành và phát triển của thai nhi, mẹ bầu đã biết thêm những kiến thức thật bổ ích để giúp mẹ và bé luôn khỏe mạnh cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện quan trọng nhất sắp tới.
Để biết thêm những thông tin chi tiết về quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, mẹ có thể tham khảo tại đây.
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…