Vitamin có vai trò quan trọng trong việc cung cấp chất dinh dưỡng dành cho mẹ bầu. Do đó, khi thiết lập một thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu thì bạn không nên bỏ qua những thực phẩm cung cấp vitamin dồi dào.
Vitamin là chất dinh dưỡng có vai trò duy trì sự tồn tại của cơ thể, thúc đẩy sự tăng trưởng, tăng cường sức để kháng và chức năng sinh lý của cơ thể. Tuy hàm lượng các Vitamin trong cơ thể chỉ chiếm một phần rất nhỏ nhưng nếu thiếu có thể dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau. Căn cứ vào tính tan Vitamin được chia thành 2 loại: Vitamin tan trong mỡ và Vitamin tan trong nước. Dưới đây giới thiệu một số loại Vitamin không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu cũng như vai trò của nó.
Vitamin A là loại Vitamin tan trong mỡ. Chức năng chủ yếu của nó là thúc đẩy sinh trưởng, tăng cường khả năng miễn dịch, duy trì thị lực bình thường của cơ thể cũng như thúc đẩy khả năng sinh sản.
Quá trình sinh trưởng, phát triển của các cơ quan trong cơ thể thai nhi và người mẹ đều cần có Vitamin A Nếu như thiếu Vitamin A, dẫn tới sinh non, bào thai phát triển không toàn diện, cũng có thể dẫn đến bệnh quáng gà ở thời kỳ mang thai. Nhưng nếu thừa Vitamin A cũng có thể làm cho thai bị dị hình. Vì vậy, cần phải cung cấp Vitamin A một cách hợp lý.
Vitamin D là Vitamin tan trong mỡ. Chức năng chủ yếu của nó là thúc đẩy sự tăng trưởng của răng và kết cấu xương khớp, điều tiết quá trình trao đổi của phốt-pho, canxi. Nếu như thiếu Vitamin D có thể dẫn tới bệnh loãng xương, nghiêm trọng có thể dẫn tới bệnh dị hình ở xương, ảnh hưởng tới khả năng sinh đẻ sau này.
Những thực phẩm có nhiều Vitamin D gồm: Gan, động vật, dầu gan cá, trứng cá.
Vitamin C có tính acid, gặp nhiệt, kiểm hay một số kim loại có thể bị biến chất. Vì vậy, khi chế biến rất dễ làm thất thoát Vitamin C. Vitamin C có nhiều chức năng trong quá trình bài tiết của cơ thể như: Thúc đẩy hình thành chất keo dính giữa các tế bào, quá trình tái sinh của chất dịch, quá trình vôi hoá của bộ xương, răng… Phụ nữ khi mang thai nếu thiếu Vitamin C có thể mắc bệnh ung thư máu, viêm lợi, long chân răng, loãng xương, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm sút, thai nhi phát triển không tốt, khi sinh có thể dẫn tới băng huyết…
Vitamin C có nhiều trong rau tươi và hoa quả.
Vitamin E là Vitamin tan trong mỡ. Chức năng chủ yếu của nó là duy trì khả năng sinh đẻ bình thường, kết cấu của cơ tim, cơ trơn cũng như hệ tuần hoàn. Vitamin E có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hoá, ngăn sự lắng đọng của chất béo. Đối với phụ nữ mang thai, Vitamin E có tác dụng bảo vệ thai nhi cũng như ngăn chặn nguy cơ sinh non, sẩy thai.
Những thực phẩm có nhiều Vitamin E gồm: Dầu hạt cải, sữa bò, trứng, ngũ cốc, thịt, cá, rau xanh.
Vitamin K là loại Vitamin tan trong nước. Chức năng chủ yếu của nó là tăng cường sự đông máu. Phụ nữ mang thai nếu thiếu Vitamin K có thể dẫn đến sẩy thai.
Những thực phẩm có nhiều Vitamin K gồm: Xương sườn, rau chân vịt, cải bắp…
Vitamin nhóm B là loại Vitamin tan trong nước, trong đó một số Vitamin quan trọng gồm: Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B12.
Vitamin B, có tác dụng chủ yếu là thúc đẩy quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể, tăng cảm giác thèm ăn, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng, ngăn ngừa bệnh táo bón, tăng cường sự tiết sữa của tuyến sữa. Nếu thiếu Vitamin B1 có thể dẫn đến bệnh tê phù, rối loạn nhịp tim, sinh non.
Vitamin B2 có tác dụng tăng cường quá trình sinh trưởng phát dục, quá trình tiết sữa, bảo vệ các niêm mạc da, lưỡi miệng. Nếu thiếu Vitamin B2 có thể dẫn tới các chứng bệnh viêm lưỡi, môi, miệng, da, viêm giác mạc và đục thủy tinh thể, cũng có thể khiến cho bào thai phát triển không toàn diện.
Những thực phẩm có nhiều Vitamin B2 gồm: Ngũ cốc, thịt, gan động vật, trứng, đậu, rau xanh.
Vitamin B6 có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng gan nhiễm mỡ. Nó cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh về răng ở phụ nữ mang thai. Thiếu Vitamin B6 có thể dẫn đến bệnh viêm da, thiếu máu, rối loạn chức năng gan.
Những thực phẩm có nhiều Vitamin B6 gồm: Ngũ cốc, gan, thận động vật, sữa bò, thịt, trứng, rau.
Vitamin B12: Trong Vitamin B12 có thành phần cacbon. Tác dụng của Vitamin B12 là thúc đẩy quá trình phân tách của hồng cầu, hỗ trợ điều trị chứng gan nhiễm mỡ, thúc đẩy quá trình tích trữ của Vitamin A trong gan. Phụ nữ thời kỳ mang thai nếu không được cung cấp đủ Vitamin B12 cơ thể người mẹ và thai nhi đều có thể mắc chứng bệnh thiếu máu.
Vitamin B12 có nhiều trong gan thận động vật, thịt nạc, trứng, sữa.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về lợi ích của các loại vitamin trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…