Khi trẻ 6 tháng tuổi, khả năng tiêu hóa của trẻ tốt hơn, sức chứa của dạ dày lớn dần đủ sức hấp thụ thức ăn. Giai đoạn này trẻ đã có nhu cầu cao về dinh dưỡng nên các bà mẹ bắt đầu tập cho trẻ ăn dặm để giúp trẻ bổ sung đầy đủ dưỡng chất và cũng là chuẩn bị cho việc đi làm.
– Ăn dặm có thể bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt từ sữa mẹ
Dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ nhưng với trẻ sau 6 tháng tuổi thì người mẹ chuẩn bị đi làm và lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ là không đủ dành cho trẻ. Ví dụ: Vitamin B1, C, D, sắt… Những dinh dưỡng thiếu hụt này cần được bổ sung bằng các thực phẩm khác.
– Ăn thêm các thực phẩm khác sẽ đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của trẻ Cùng với sự lớn dần của trẻ, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng nhanh. Tuy nhiên dinh dưỡng trong sữa mẹ lại có xu hướng giảm do người mẹ chuẩn bị đi làm. Vì thế ngoài sữa mẹ, phải cho trẻ ăn thêm một lượng nhất định các thứ khác để đáp ứng nhu cầu phát triển, nhất là với những trẻ thiếu sữa mẹ.
– Cho trẻ ăn bổ sung ngoài cũng là cách chuẩn bị cho việc cai sữa mẹ sau này Trước khi cai sữa hãy để trẻ thích nghi và làm quen với việc ăn bổ sung, quen với sự chuyển đổi từ thể lỏng sang thể rắn sẽ có lợi cho việc cai sữa sau này.
Ăn thêm các thực phẩm khác sẽ đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của trẻ
Trẻ từ 6 tháng tuổi phát triển rất nhanh, vì vậy cần cho trẻ bổ sung nhiều thực phẩm khác. Nguyên tắc cho ăn bổ sung là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ mịn đến thô, từ một loại đến nhiều loại và phải căn cứ vào tình hình tiêu hóa của trẻ để quyết định. Khi cho trẻ ăn thêm một thực phẩm mới đều phải theo dõi khả năng tiêu hóa của trẻ, nếu bị tiêu chảy hoặc trong phân có chất nhẩy thì phải ngừng ngay chờ trẻ trở lại bình thường mới cho ăn tiếp một ít thực phẩm đó.
Sau 6 tháng trên cơ sở cho trẻ ăn thêm bột hoa quả, bột rau, lòng đỏ trứng gà, có thể cho ăn tiếp cháo loãng hoặc nước canh, cá, thịt. Tất nhiên món ăn chính của trẻ vẫn phải là sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Trẻ sau 6 tháng tuổi vẫn được nuôi bằng sữa mẹ nhưng vì cơ thể trẻ cẩn các chất sắt, canxi, acid folic, vitamin… trong khi sữa mẹ cũng như sữa công thức không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển của trẻ. Vì thế yêu cầu đối với các thực phẩm bổ sung càng phải cao hơn. Thực đơn của trẻ cần bổ sung tinh bột và các loại có nhiều chất sắt và canxi như gan động vật, đậu phụ… đặc biệt đối với trẻ không nuôi bằng sữa mẹ.
Tập cho trẻ ăn dặm mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn vẫn cần duy trì cho trẻ bú sữa mẹ một đầy đủ. Trẻ từ 6 tháng tuổi dạ dày đã lớn hơn nên cần một lượng thức ăn lớn hơn, bạn có thể cho trẻ các thức ăn dễ tiêu hóa thêm vào đó là tăng lượng sữa mẹ mỗi lần từ 150-180ml/lần để đảm bảo trẻ được hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…