Chọn Sữa Mẹ và bé

Mẹ bầu ăn gì cho con thông minh ?

Để có thể sống và phát triển trong dạ con, thai nhi phải được người mẹ cung cấp ...

Để có thể sống và phát triển trong dạ con, thai nhi phải được người mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ăn gì cho con thông minh để khi bé sinh ra không bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, khả năng nhận thức kém hơn những đứa trẻ khác ?

Ăn gì cho con thông minh trong thời kỳ mang thai ?

Vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển trí lực của trẻ

Nhiều nghiên cứu uy tín gần đây đã chỉ ra vai trò rất quan trọng của mẹ trong việc tác động lên trí não trẻ và kết quả rất đáng thuyết phục. Chính mẹ là người có ảnh hưởng lớn nhất để tạo ra sự tác động tích cực lên trí não của trẻ.

Ở giai đoạn mang thai, các mẹ có nhiều mối bận tâm nhưng cần quan tâm nhiều đến sự phát triển trí não của trẻ ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ trở đi và đặc biệt lưu ý 3 tháng cuối trước khi sinh. Đây là giai đoạn mà những tác động thông minh sẽ mang về hiệu quả tối đa, nói một cách dễ hiểu ấy là, mẹ mà cố gắng thêm lúc này thì con trẻ sẽ được hơn rất nhiều.

Cũng phải nói thêm rằng, trí thông minh của trẻ không thể nhìn thấy lập tức như với cân nặng hay chiều cao, mà cần một quá trình hình thành và liên tục nuôi dưỡng, kích thích một cách hợp lý và khoa học.

Và sẽ thật đáng tiếc nếu các mẹ ngay từ khi mang bầu, không quan tâm để tác động trí não trẻ bởi họ không biết mình đang để phí mất cơ hội làm cho con mình thông minh hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi. Thời gian đầu khi trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung có nguồn năng lượng  dự trữ đủ phát triển mà không cần đến nguồn dinh dưỡng ở người mẹ.

Đến thời kỳ bánh nhau đã phát triển, các rễ nhau xuyên sâu vào trong thành tử cung để nhận nguồn dinh dưỡng từ máu của người mẹ. Lúc này, nguồn dinh dưỡng để thai nhi phát triển là hoàn toàn dựa vào nguồn dinh dưỡng từ máu của người mẹ, được lọc qua hệ thống lọc máu là bánh nhau rồi chuyển sang thai nhi qua động mạch rốn.

Thế nên, việc bồi bổ hợp lý cho người mẹ ở thời kỳ mang thai là rất cần thiết và vô cùng quan trọng.

Xem ngay:” Mẹ bầu ăn gì cho con thông minh, trắng trẻo sau sinh ?” tại link https://goo.gl/dY52x8

Một chế độ dinh dưỡng đặc biệt cho phụ nữ mang thai, tốt nhất cần hội đủ 3 nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Thức ăn phải có đủ các nhóm chất: protein (chất đạm), lipit (chất béo), chất bột đường, các vitmain, muối khoáng và chất xơ.

Nguyên tắc 2: Cần đủ nước cho cơ thể để chuyển hóa các chất, giải phóng năng lượng, thực hiện quá trình đồng hóa và dị hóa của cơ thể, đào thải các chất cặn bã, chất độc trong cơ thể.

Nguyên tắc 3: Thực phẩm phải an toàn, thịt, cá, hải sản, trái cây tươi phải sống, thực phẩm chế biến sẵn như sữa chua, xúc xích, ruộc thịt bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm…

Nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai để ăn gì cho con thông minh 

Năng lượng: Với người mẹ mang thai, đặc biệt trong ba tháng cuối, cần bảo đảm mức dinh dưỡng nhiều hơn trước để tăng nhiệt lượng khoảng 350kcal/ngày, có nghĩa là nhu cầu năng lượng cần cung cấp tối thiểu phải đạt được từ 2400 – 2500kcal/ngày.

Muốn vậy, trước hết trong mỗi bữa ăn cần cung cấp đủ năng lượng, đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Nguồn năng lượng trong bữa ăn chủ yếu từ lương thực như gạo, ngô, mì… Các loại củ cũng là nguồn năng lượng nhưng ít protein, nên chỉ ăn khi quá thiếu gạo, mì.

Protein: Khi mang thai, nhu cầu protein ở người mẹ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi một phần để tổng hợp protein cho cơ thể mẹ nhằm tăng lượng máu, giúp cho tử cung, vú phát triển và tích lũy mỡ… đồng thời còn phải cung cấp protein cho thai nhi cùng nhau thai hình thành và phát triển.

Lượng protein cần thiết trong khẩu phần mỗi ngày của người mẹ mang thai khoảng 70g – 90g. Các loại thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa có nhiều protein tốt.

Nhiều loại thức ăn thực vật cũng giàu protein, đó là các loại họ đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu đen, lạc) vừng và một số lương thực khác.

Tuy trong rau có ít protein nhưng nếu ăn mỗi ngày khoảng 300 – 400g rau thì cũng có thể bỏ sung được một lượng protein cần thiết. Nếu loại rau tốt thì lượng protein cao hơn (đậu đỗ, giá đỗ, rau ngót, rau rút…). Ở gạo mới (mới thu hoạch, mới xay xát) có nhiều chất khoáng, vitamin B1 và protein.

Nếu không chú ý, thường xuyên ăn gạo xấu, gạo để lâu hay gạo giã quá trắng sẽ làm cho cơ thể bị thiếu protein, thiếu dinh dưỡng kéo dài đần dần bị tê phù vì thiếu vitamin B1, thậm chí còn bị thiếu máu do thiếu các chất khoáng giúp cho việc tạo máu.

Vì thế, với các bữa ăn ít thịt, trứng, đậu… thì người mẹ mang thai càng cần phải chú ý tới khâu chọn gạo. Gạo phải đạt chất lượng tốt, nếu không sẽ xuất hiện các nguy cơ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng từ việc ăn gạo kém chất lượng.

Trong bữa ăn có bổ sung thêm đậu, lạc hoặc vừng cũng sẽ cho một lượng protein nhất định, 50 – 100g đậu (lạc, vừng) sẽ cung cấp khoảng 15 – 25g protein.

Mặt khác, người mẹ mang thai hấp thụ được 50% protein từ thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, cua, ốc, tôm thì sẽ phù hợp với nhu cầu.

Lipit: Lipit (chất béo) cung cấp năng lượng rất lớn, lipit có nhiều trong dầu, mỡ, chỉ cần 20g dầu mỡ đã thêm được gần 200kcal. Với người mẹ mang thai, dầu mỡ không chỉ có tác dụng giúp cho việc hấp thụ các vitamin A, D, E mà còn có tác dụng bảo vệ thai, giúp cho thai chóng lớn, đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.

Cách ăn dầu tốt nhất là trộn lẫn vào rau (salad). Ngoài ra còn có thể dùng dầu mỡ để xào, rán… làm các món ăn, có tác dụng tạo mùi thơm, kích thích ăn ngon miệng. Tuy vậy, với phụ nữ mang thai, ăn nhiều dầu, mỡ thường gây khó tiêu, ợ nóng, vì vậy cần ăn với một lượng phù hợp.

Vitamin, chất khoáng và các yếu tố vi lượng: Trong thời kỳ mang thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết giúp cho sự cân bằng của cơ thể và thai nhi phát triển tốt.

Vitamin C giúp người mẹ có được sức đề kháng của cơ thể và hấp thụ tốt chất sắt. Vitamin C mất nhiều nếu tồn trữ thức ăn lâu dài và nấu nướng không dùng kỹ thuật, vì thế bạn nên dùng rau tươi non và quả tươi, chín có nhiều vitamin C. Vitamin C trong quả tươi là nguồn vitamin tốt nhất.

Vitamin B2 và beta caroten: Các loại rau có màu xanh đậm chứa nhiều vitamin B2 và beta caroten. Nếu ăn ít rau thì cần ăn thêm quả chín: đu đủ, ổi, xoài, chuối, na… vì rau quả không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng, các vitamin mà có tác dụng giúp cho sự tiêu hóa.

Bởi khi mang thai, người mẹ rất dễ bị táo bón, vì vậy trong bữa ăn hằng ngày, cần một lượng chất xơ đáng kể phòng chống táo bón.

Canxi: Khi mang thai, cơ thể người mẹ cần một lượng canxi gấp đôi lúc bình thường (giúp chi việc tạo xương thai). Thai càng lớn càng đòi hỏi phải cung cấp nhiều canxi. Nếu cơ thể người mẹ không đáp ứng được sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt canxi.

Vì thế trong ăn uống, bạn nên chú ý tới các loại thức ăn có nhiều canxi, phốt pho như pho mát, sữa, cá, cua… các loại hạt thuộc họ đậu, trứng…

Axit folic: Axit folic cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai nhi, đặc biệt là trong những tuần lễ đầu tiên. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần axit folic gấp nhiều lần so với lúc bình thường, trong khi đó với dưỡng chất này cơ thể lại không tích trữ được vì vậy cần phải cung cấp đều đặn.

Xem ngay:” Giải đáp những thắc mắc về cách dạy con thông minh cho các bà mẹ” tại link https://goo.gl/yZcdSE

Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, cải xanh, cải cúc… hoặc lạc, hạt dẻ…

Chất sắt: Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt cần nhiều hơn để cơ thể người mẹ có đủ sức thỏa mãn sự phát triển nhanh chóng của tiến trình thai nghén, và mọi nguy cơ mất máu lúc chuyển dạ. Hơn nữa, thai rất cần sắt để phát triển và để tạo vốn dự trũ dành cho sau khi ra đời (6 tháng đầu tiên).

Ở phụ nữ mang thai, tổng lượng sắt cần phải cho thai nghén: 500 – 600mg. Nhu cầu hấp thụ sắt khi có thai từ quý thứ III (ba tháng cuối) của thai kỳ là 3mg/ngày: Sắt có nguồn gốc từ động vật dễ hấp thụ hơn sắt có nguồn gốc từ thực vật (đậu hạt và trái cây khô), vì thế bạn nên chú ý tới các thức ăn giàu sắt có nguồn gốc động vật như thịt nạc, cá ngừ, gan, lòng đỏ trứng… Tuy vật, cũng không quên ăn các loại đậu đỗ, mơ, nho khô, rau quả.

Người mẹ mang thai thiếu máu thường có hiện tượng mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, khó thở khi chỉ hơi gắng sức và dễ có tai biến, rủi ro sinh nở. Tỉ lệ tử vong do thiếu máu khi sinh cao hơn hẳn những phụ nữ sau sinh có sức khỏe bình thường.

Đức trẻ thiếu máu thường nhẹ cân, ra đời sớm (đẻ non) và có tỉ lệ tử vong sơ sinh cao. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh thường do mẹ bị thiếu sắt nên lượng dự trữ sắt ở cơ thể trẻ thấp.

Vì vậy, để cho đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, thông minh, người mẹ mang thai cần có một chế độ ăn với những thực phẩm giàu sắt đã nói trên (nếu cần thì có thể điều trị bằng các chế phẩm có sắt theo chỉ định của bác sỹ).

Nguồn sắt từ cơ thể mẹ sẽ truyền sang con, hạ tỉ lệ đẻ non. Chú ý tới điều này không chỉ tăng cường tốt sức khỏe cho mẹ mà còn là một cách hiệu quả phòng chống thiếu máu do thiếu sắt cho trẻ em sớm ngay từ thời kỳ bào thai.

Chú ý: Để kịp thời phòng chống thiếu sắt có hiệu quả, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, khi mang thai từ tháng 6 trở đi, bạn nên uống bổ sung viên sắt và axit folic. Ngày uống 2 viên sau bữa ăn. Uống liền trong 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai (180 viên trong 90 ngày).

Ngoài việc uống bổ sung viên sắt, phụ nữ mang thai cần ăn đủ lượng rau quả cần thiết để tăng quá trình chuyển hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ một số thông tin về chế độ dinh dưỡng ăn gì cho con thông minh và những bí quyết chăm sóc sức khỏe, bổ sung sắt trong quá trình mang thai bé. Các mẹ bầu có thể tham khảo thêm tại link https://goo.gl/9T2P6b

You may like