Một số phương pháp đào tạo ý thức trách nhiệm cho con trẻ

Ý thức trách nhiệm là vấn đề rất cần thiết trong xã hội ngày nay. Dù là người lớn hay trẻ em thì cũng cần phải có ý thức trách nhiệm và phải hiểu rõ về nó.

Thông thường, con trẻ sẽ không có đủ ý thức trách nhiệm vì chưa kinh nghiệm để nhìn thấu phạm vi công việc. Thêm vào sự khó khăn nhận định do trẻ tuổi trẻ đem đến, còn có những vấp ngã của thời đại, những gương xấu của người xung quanh, làm đà cho con trẻ lầm lỡ. Lúc này, người ta dần dần làm mất ý nghĩa trách nhiệm. Sự phân quyền rộng rãi, không nhìn thấy trách nhiệm về ai rõ rệt, làm cho con người thờ ơ và không lo âu.

Ngoài ra còn có sự đi chệch đường đi của lương tâm khiến cho trẻ lầm lỗi theo. Mỗi người quá coi trọng lợi riêng và không lo lắng về hậu quả công việc đến kẻ khác. Vì vậy, xảy ra những vụ thụt két, hối lộ, không nghĩ rằng đó là mồ hôi nước mắt của bao người nghèo khổ, của thợ thuyền lao động. Những vấn đề này còn tồn tại thì bắt buộc chúng ta phải đưa ra được những phương pháp thiết thực để đào tạo tinh thần trách nhiệm cho con trẻ.

Trao cho trẻ những trách nhiệm nhất định

Phương pháp hoạt động đầu tiên, có thể hiệu nghiệm và ích lợi là trao cho trẻ những trách nhiệm công tác, mà kết quả trực tiếp và dễ nhận thấy. Nó sẽ chịu hậu quả do công việc, chẳng hạn con trẻ chịu trách nhiệm dọn bàn ăn, nếu thiếu bát, thiếu đũa, thiếu dĩa, nó phải tìm cho đủ mới được ngồi ăn, hay con trẻ chịu trách nhiệm quét nhà mỗi buổi sáng, phải làm xong mới nói đến chuyện đi chơi. Trẻ càng lớn thêm, chúng ta trao cho nó công việc có hậu qua xa, để mở rộng tầm ý thức trách nhiệm.

Cho trẻ làm quen với ý thức trách nhiệm

Phương pháp thứ hai là làm cho trẻ chú ý đến hậu quả công việc làm. Trong khi làm một việc, nói một lời, bỏ quên công tác, chúng ta bắt nó nhớ lại để làm bài học về sau. Thí dụ ở trong lớp, trẻ chơi đùa, không nghe lời thầy đang giảng nghĩa, tức thì bắt nó trả lời thầy vừa dạy bảo, nếu thưa không được, quở mắng và phạt quỳ.

Chọn ra hình phạt và phần thưởng phù hợp nhất với ý thức trách nhiệm

Phương pháp thứ ba, khi con trẻ sai lỗi, cha mẹ chọn hình phạt phù hợp với trách nhiệm, như con trẻ làm bẩn bộ áo mới, bắt nó ở nhà, không cho đi chơi với chúng bạn, có vậy, trẻ mới dễ ý thức trách nhiệm và tập quen với bổn phận. Chọn hình phạt và phần thưởng là vấn đề dẫn dắt ý thức trách nhiệm con trẻ, làm cho con trẻ hiểu biết công tác đối với xã hội.

Dạy trẻ cách hiểu biết về ý thức trách nhiệm

Phải nhìn về những vấn đề căn bản của xã hội: công việc cần lao, tiền bạc, giai cấp đấu tranh để làm cho trẻ ý thức trực tiếp. Tôn trọng cần lao, giải thích giá trị cần lao, bài cứ sự kích thích, yêu chuộng mọi hình thức nghề nghiệp, làm cho trẻ hiểu rằng cần lao là công việc giúp đỡ kẻ khác.

Phải ý thức về tiền bạc, đầu tiên phải kiếm tiền một cách đúng đắn, tôn trọng đồng tiền vì là kết quả của cần lao, của công việc, đồng thời tập cho trẻ biết tiêu dùng tiền cách hữu ích, vì tiền xuất hiện trên sân khấu xã hội là để phụng sự con người. Ngoài ra, chúng ta nên dạy trẻ nhiều lĩnh vực xã hội khác, nhiều nghề nghiệp sinh sống. Nếu mọi người hiểu biết trách nhiệm công việc, cùng theo đuổi mục đích, liên kết, trong một xã hội, ý thức vận mạng chung cùng hướng về duy nhất và hợp nhất trong tình thương nhân loại.

Có thể thấy được rằng, đạo tạo ý thức trách nhiệm cho con là việc mà bố mẹ cần phải làm và không được phép bỏ qua. Bởi ý thức trách nhiệm là điều kiện cần phải có để con trở thành người đủ bản lĩnh cho cuộc sống sau này. Bên cạnh đó, sức khoẻ của trẻ cũng là vấn đề cực kì quan trọng. Vậy nên, bố mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ tại đây để con mình luôn khoẻ mạnh và trí tuệ.

Admin

Share
Published by
Admin

Recent Posts

Mẹ bỉm cần lưu ý những gì khi mang thai tháng đầu tiên

Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…

1 year ago

Những điều cần biết về các loại tã cho trẻ sơ sinh

  Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…

1 year ago

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…

4 years ago