Bé Khỏe Mẹ và bé

Nhu cầu năng lượng trong thời gian mang thai và cho con bú

single image
Năng lượng (cũng gọi là nhiệt năng) là nguồn năng lượng cung cấp cho sự phát triển của ...

Năng lượng (cũng gọi là nhiệt năng) là nguồn năng lượng cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, giống như mọi người chạy ô tô, cần có nhiên liệu để cung cấp năng lượng. 

Trong thời gian mang thai, lượng nhu cầu năng lượng tăng, bao gồm năng lượng cần thiết để cung cấp cho thai nhi phát triển, nhau thai, cơ thể người mẹ phát triển, thể trọng tăng, tích trữ protein và chất béo, tăng quá trình trao đổi chất. Trong thời kỳ cho con bú, người mẹ phải dần bổ sung chất dinh dưỡng bị hao tổn trong thời gian mang thai và khi đẻ, thúc đẩy sự khôi phục các bộ phận và chức năng của các hệ thống trong cơ thể; Mặt khác, phải tiết sữa, cho con bú. Nếu người mẹ không đủ chất dinh dưỡng, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của người mẹ, giảm lượng sữa tiết ra, hạ thấp lượng sữa, từ đó ảnh hưởng tới sự trưởng thành khoẻ mạnh của trẻ.

Chất dinh dưỡng có thể tạo năng lượng trong thực phẩm như protein, chất béo, cacbon hyđrat, vì vậy, ba chất này gọi chung là chất dinh dưỡng sinh năng lượng. Cứ 1g protein hoặc 1g cacbon hyđrat có thể cung cấp cho cơ thể 3,9kcal năng lượng. Ba chất dinh dưỡng sinh năng lượng cần thiết cho cơ thể tồn tại chủ yếu trong thực phẩm.

Lượng chất béo cần thiết trong thời gian mang thai

Năng lượng chứa trong chất béo khá nhiều. Ngay từ thời kỳ đầu mang thai, một số bộ phận trên cơ thể phụ nữ mang thai có tích trữ mỡ. Trong quá trình mang thai bình quân tăng 2 – 4kg chất béo. Thời kỳ cuối của thai kỳ còn cung cấp chất béo dự trữ cho thai nhi, chất béo dự trữ cho thai nhi có thể bằng 5 – 15% thể trọng. Vì vậy, trong bữa ăn của phụ nữ mang thai cần cung cấp lượng chất béo thích hợp, để đảm bảo cho hệ thống thần kinh chưa hoàn thiện hoàn thành quá trình phát triển và hấp thụ vitamin có tính chất hoà tan mỡ. Trong thời kỳ giữa và thời kỳ cuối, năng lượng cung cấp từ chất béo chiếm 20 – 25% năng lượng cung cấp trong bữa ăn.

Trong thời gian mang thai nên ăn lượng chất béo từ động vật và thực vật thích hợp

Trong thời gian mang thai nên ăn lượng chất béo từ động vật và thực vật thích hợp. Thực phẩm chứa khá nhiều mỡ động vật gồm có: nội tạng động vật, thịt, lòng đỏ trứng, mỡ động vật; Thực phẩm chứa khá nhiều mỡ thực vật gồm có: dầu lạc, dầu đậu nành, dầu hạt cải,… Nhưng ăn quá nhiều chất béo dễ gây béo phì, cũng có thể làm cho thai nhi phát triển quá to, dễ xảy ra chứng bội nhiễm và khó sinh,…

Lượng hấp thụ protein và nguồn thực phẩm trong thời gian mang thai

Lượng hấp thụ đối với phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú là tăng 5g trong thời kỳ đầu mang thai, trên cơ sở phụ nữ không mang thai, thời kỳ giữa tăng 15g, thời kỳ cuối và cho con bú tăng 20g. Lượng hấp thụ đối với phụ nữ không mang thai và lao động thể lực nhẹ thì mỗi ngày cần 65g, lao động thể lực ở mức vừa mỗi ngày 70g, lao động thể lực nặng mỗi ngày 80g.

  • Thực phẩm chứa khá nhiều hàm lượng protein chủ yếu có trong thịt gia cầm và cá, hàm lượng protein có trong loại thực phẩm này thường là 15 – 25%;
  • Hàm lượng Protein trong trứng là 11 – 14%;
  • Đậu phụ hấp chứa 20 – 40% protein, là thực phẩm có chứa hàm lượng protein cao nhất trong các loại thực phẩm dành cho người ăn chay. 
  • Trong sữa là 1.5 – 3.8%. Tìm hiểu dưỡng chất cần thiết tối ưu cho mẹ mang thai từ sữa bầu qua bài viết này: http://bit.ly/2iHlIJ9
  • Hàm lượng protein trong các thực phẩm động vật và thực vật trên tương đối cao, hơn nữa chất lượng protein cũng tốt;
  • Hàm lượng protein trong thực phẩm họ ngũ cốc thường là 6 – 10%, còn trong khoai chỉ có 2 – 3%.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp với cơ thể.

You may like