Bé Khỏe Mẹ và bé

Những gì cha mẹ cần biết để giúp con ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm

single image
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng: “Mỗi ngày nên đưa vào cơ thể trên 20-30 loại ...

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên rằng: “Mỗi ngày nên đưa vào cơ thể trên 20-30 loại thực phẩm khác nhau để không bị thiếu các vi chất dinh dưỡng”! Nói cách khác là nên cho bé ăn đa dạng thực phẩm. Thế nhưng lý thuyết là một chuyện, thực hành lại là một chuyện khác.

Vậy thì cha mẹ phải làm sao đây?

Cha mẹ phải là những tấm gương

Cha mẹ sẽ không thể dạy cho con nếu ngay cả chính bản thân mình còn không làm được. Thực tế là ngay từ khi còn nhỏ, con luôn cố gắng theo dõi và bắt chước những gì bố mẹ mình làm. Do đó, nếu ngay từ đầu bạn đã xác định tư tưởng “Hãy ăn những gì tốt nhất chứ đừng chỉ nên ăn những gì mình thích nhất” thì chắc chắn con sẽ không bao giờ từ chối thử một loại thức ăn mới nào đâu!

Chú ý từ giai đoạn ăn dặm

Vào thời kì này, nếu bạn thay đổi món ăn thường xuyên, thì lẽ đương nhiên là con cũng sẽ được tiếp xúc với đa dạng rất nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Nguyên nhân và cách khắc phục

Mỗi khi con từ chối không ăn bất cứ món ăn nào, hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân: Vì nó quá cứng, quá khó nhai, khó nuốt? Hay quá mặn, quá cay, quá chua … để từ đó mới có thể khắc phục.

Thay đổi cách nấu

Cùng một món ăn, nhưng bạn có thể thay đổi cách nấu để tránh cảm giác nhàm chán và biếng ăn của con. Ví dụ, với thịt gà, bạn có thể nướng, luộc, nấu súp, kho, xào… Nếu bé vẫn không tiếp nhận, hãy kết hợp nó với những thực phẩm con ưa thích. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên cẩn thận trong việc kết hợp xem đã hợp lý chưa, đặc biệt là phải tránh những loại thực phẩm kiêng kị với nhau nhé.

Trộn: Nếu con không thích ăn thịt, hãy thử món trứng cuộn thịt băm nhuyễn, nếu con không thích sữa, hãy thử pha sữa với bột ăn dặm hoặc làm món yogurt tươi mát cho con… Đây cũng là một cách hay để tạo điều kiện cho bé nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ đa dạng các loại thực phẩm.

Hàng ngày, bạn cũng có thể chế biến những món ăn “hỗn hợp” như món xào thập cẩm, món lẩu thập cẩm, hay súp rau củ … hãy tập dần từng chút một, từng ngày một, để bé có thể làm quen từ từ.

thay doi cach nau hang ngay: pha sua cong thuc voi bot an dam

Màu sắc hấp dẫn, bắt mắt

Trẻ sơ sinh thường ăn bằng mắt, vì vậy hãy chú ý đến yếu tố màu sắc của món ăn nữa nhé. Một món ăn được chế biến và trình bày một cách đẹp đẽ sẽ có sức hấp dẫn gấp bội đấy!

Linh hoạt phối hợp

Cùng là bốn nhóm thực phẩm chính gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, nhưng bạn có thể tạo ra rất nhiều món ăn bổ dưỡng khác nhau bằng cách thay thế thực phẩm trong cùng một nhóm bằng các nguyên liệu khác tương tự. Ví dụ như thay thịt bằng cá, thay rau bằng các loại củ… sao cho vẫn có sự hiện hiện đầy đủ của bốn nhóm dinh dưỡng này trong mỗi bữa ăn của con là được!

Khuyến khích và khen ngợi bé

Đừng quên yếu tố sau cùng và cũng là quan trọng nhất này. Hãy giúp con hiểu được giá trị dinh dưỡng và lợi ích của món ăn. Chắc chắn rằng không có bé nào muốn từ chối một đôi mắt sáng, một vóc dáng cao hay sự thông minh, xinh đẹp đâu nhỉ?

You may like