Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là những triệu chứng hết sức bình thường ở trẻ, nhưng cũng có 5% trẻ sơ sinh nôn trớ do các bệnh lý đường ruột gây ra như tiêu chảy hoặc viêm đường ruột,… Dưới đây là một vài bệnh đường ruột có thể xảy ra với bé.
Khi trẻ tiêu chảy, cha mẹ nên lấy mẫu phân của trẻ mang đến bệnh viện kiểm tra trong vòng 1 – 2 tiếng. Căn cứ theo kết quả xét nghiệm, nếu mẫu phân hiển thị >15 bạch cầu và hồng cầu vi trường mới có thể nghi ngờ nhiễm khuẩn.
Mẫu phân phải được giữ trong lọ nhựa hoặc màng bọc thực phẩm, không được để nguyên trong bỉm.
– Nếu có một số ít bạch câu, chứng tỏ đường ruột chỉ bị tổn thương nhẹ.
– Nếu dương tính vổi kháng nguyên virus Rota thì có thể chẩn đoán tiêu chảy do virus Rota.
– Nếu không cho kết quả nào, nên cân nhắc tới khả năng tiêu hóa kém.
Ngoài ra, ba mẹ có thể quan sát đặc điểm của phân và triệu chứng bệnh, nếu là tiêu chảy do nhiễm khuẩn, trong phân thường có màng nhầy, thậm chí lẫn cả máu mủ, nhưng lượng phân đi ngoài mỗi lần không nhiều.
Tiêu chảy do nhiễm virus, trẻ thường đi ngoài ra nước, mỗi lần đi ngoài rất nhiều. Nếu là viêm dạ dày ruột do virus Rota, phân trẻ thường ở dạng “canh trứng”, trẻ có triệu chứng sốt, nôn trớ nhiều hơn bình thường.
Tiêu chảy do dị ứng xuất hiện sau khi trẻ ăn một thực phẩm nào đó, hiện tượng này lặp đi lặp lại, rõ ràng là có liên quan đến thực phẩm. Tiêu chảy do tiêu hóa kém, trẻ đi phân sống, không sốt, thỉnh thoảng nôn. Quá trình tiêu chảy phân ra làm hai giai đoạn:
– Giai đoạn thứ nhất, thời kỳ tổn thương ruột;
– Giai đoạn thứ hai, thời kỳ di chứng sau tổn thương.
Lactose là thành phần carbohydrate chính trong sữa, sau khi được men Lactase trên niêm mạc ruột non phân giải, được hấp thu vào máu để cung cấp năng lượng. Men Lactase sụt giảm, không đủ để phân giải Lactose và gây ra tiêu chảy. Ba mẹ nên đổi từ sữa công thức thường sang sữa công thức không chứa Lactose trong hai tuần sẽ có chuyển biến tốt hơn cho bé.
Quá trình tiêu chảy chia làm hai giai đoạn:
– Giai đoạn thứ nhất: thời kỳ tổn thương một, là quá trình tiêu chảy do virus, vi khuẩn hoặc các nhân tố không nhiễm trùng, gây tổn thương niêm mạc một. Tiêu chảy khiến cho cơ thể mất đi một lượng nước và chất điện giải… Nếu tiêu chảy nặng, sẽ tạo ra hiện tượng mất nước ở cơ thể…
– Giai đoạn thứ hai: thời kỳ di chứng sau tổn thương. Niêm mạc ruột tổn thương gây ra không dung nạp Lactose thứ phát, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường một, trẻ chậm phát triển, xuất hiện các triệu chứng như dị ứng thức ăn thứ phát…
Sau viêm ruột, trẻ thường xuất hiện chứng tiêu chảy ngay sau khi uống sữa hoặc dùng các chế phẩm từ sữa. Đây là chứng tiêu chảy do không dung nạp Lactose. Lactose được phân giải bởi men Lactase có trên niêm mạc đường một, được hấp thu vào máu và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Viêm ruột khiến cho bề mặt niêm mạc một non bị tổn thương, làm giảm men Lactase, khiến cho Lactose không được phân giải, gây ra hiện tượng tiêu chảy. Rất nhiều cha mẹ tưởng con bị tiêu chảy mãi không khỏi, nhưng thực tế, tiêu chảy lúc này đã thay đổi về bản chất. Đổi các chế phẩm từ sữa sang sữa công thức không chứa Lactose trong hai tuần, sẽ có những biến chuyển tốt.
Nếu tiêu chảy tương đối nghiêm trọng, đặc biệt là viêm một do vi khuẩn thể nặng, bản thân vi khuẩn và việc sử dụng phương pháp điều trị bằng kháng sinh đã ảnh hưởng đến niêm mạc đường ruột và hệ vi khuẩn trên niêm mạc đường ruột. Nếu chữa trị không thỏa đáng, rất dễ trở thành tiêu chảy mạn tính.
Trẻ sốt có kèm nôn trớ nhiều, tiêu chảy, có thể là biểu hiện của viêm dạ dày ruột cấp tính.
Bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính, triệu chứng của dạ dày sẽ xuất hiện trước. Vì là nhiễm trùng, nên đầu tiên xuất hiện sốt, nôn trớ, sau đó mới tiêu chảy. Khi trẻ nôn, rất khó để cho trẻ uống thuốc, thậm chí trẻ không thể tiếp nhận chất lỏng. Lúc này, gia đình cần phải kiên nhẫn, cho trẻ ăn uống nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Khi trẻ bị nôn, cha mẹ dùng ống thụt hậu môn cho con đi ngoài, có thể rút ngắn thời gian nôn. Đến giai đoạn trẻ xuất hiện tiêu chảy, việc bù nước và dùng thuốc sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Sốt có kèm theo tiêu chảy, thường là biểu hiện của viêm dạ dày ruột cấp tính. Kiến nghị phụ huynh lấy mẫu phân của trẻ, kịp thời đưa đến bệnh viện kiểm tra lượng bạch cầu, hồng cầu, máu lẫn trong phân, kháng nguyên virus Rota. Chỉ khi xác định được nguyên nhân tiêu chảy mới có thể chữa trị hiệu quả.
Ở giai đoạn sơ sinh, hiện tượng nôn trớ đã làm giảm đi 1 lượng chất lỏng trong cơ thể của bé, nếu trẻ còn kèm theo tiêu chảy hoặc viêm đường ruột thì khối lượng chất lỏng mất đi sẽ tăng lên rất nhiều, khiến cơ thể bé kiệt sức nhanh chóng và rất mệt mỏi. Vì thế khi thấy con có những dấu hiệu bất thường và nằm ngoài tầm kiểm soát của ba mẹ thì nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để khám và kiểm tra.
Ngoài ra, nếu trẻ chỉ bị nôn trớ thông thường do sinh lý và không có bất kì dấu hiện nào khác đi kèm thì ba mẹ có thể yên tâm và tự xử lý cho bé. Để biết cách chăm sóc cho con khi bị nôn trớ sinh lý, có thể truy cập vào đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…