Giai đoạn sơ sinh là thời kì vất vả nhất cho cả ba mẹ và bé. Phụ huynh luôn muốn tìm ra những cách tốt nhất giúp con khỏe mạnh. Nắm bắt được tâm lý đó, bài viết này sẽ chia sẻ một số kiến thức giúp con phát triển. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Dinh dưỡng chính của trẻ lúc này chỉ là sữa và sữa. Không có gì là ngạc nhiên khi những băn khoăn về vấn đề ăn uống chỉ đứng thứ hai sau các lo lắng về giấc ngủ. Vì ăn, ngủ có mối liên quan mật thiết với nhau. Một em bé nghỉ ngơi tốt sẽ ăn tốt hơn; và ngược lại một em bé ăn no cũng ngủ tốt.
Nếu bạn có một khởi đầu may mắn, con sẽ ăn tốt ngay từ ngày đầu tiên trong đời. Ban đầu, trẻ giống như cái máy ăn tí hon, lúc nào chúng cũng ăn được. Thông thường, hầu hết trẻ đều ổn định và bắt đầu bú ít dần đi ở khoảng 6 tháng tuổi. Vì thế, đừng thắc mắc vì sao ngày trước trẻ thường ăn 3 tiếng một lần hoặc bú được 1000 ml sữa, mà giờ chỉ được 700 ml hoặc 750 ml.
Đây là những biểu hiện có nghĩa là con đang lớn đấy. Đi kèm với sự phát triển luôn là sự thay đổi trong nếp sinh hoạt. Nên giữ các hoạt động trong chu trình: ăn – chơi – ngủ – thời gian thư giãn diễn ra cách nhau 4 tiếng.
Người mẹ nuôi con thông minh là người mẹ biết nghiên cứu cân nhắc cẩn thận và đưa ra quyết định có cơ sở về cách con bú. Quan trọng nhất là nguồn dinh dưỡng sữa cho con phải đảm bảo chất lượng. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Có một cách để đảm bảo chắc chắn con bạn ăn đủ, đó là tăng lượng thức ăn con ăn vào ban ngày cho đến trước 11 giờ đêm. Bằng cách “ăn tích trữ” – chiến lược giúp con ăn thêm được nhiều thức ăn hơn để tích trữ, từ đó có thể giúp con ngủ giấc dài hơn vào ban đêm. Ăn tích trữ cũng là chiến lược tuyệt vời cho các giai đoạn phát triển nhảy vọt – dậy thì sơ sinh – các giai đoạn kéo dài 2 hoặc 3 ngày khi con bạn ăn nhiều hơn bình thường.
Ăn tích trữ bao gồm 2 phần:
– Ăn bữa ăn thêm, tức là ăn 2 bữa trong khoảng thời gian giữa 2 tiếng cuối buổi chiểu, vào lúc 5 giờ và 7 giờ, hoặc lúc 6 giờ và 8 giờ.
– Bữa ăn “trong mơ” (cho ăn khi con vẫn đang ngủ say) trong khoảng từ 10 đến 11 giờ đêm. Với bữa ăn “trong mơ”; bạn thực sự cho con ăn trong lúc con đang ngủ say. Bạn không nói chuyện với con, cũng không bật đèn sáng.
Bố mẹ nên áp dụng ăn tích trữ ngay khi cho con từ viện về nhà, và có thể bắt đầu sử dụng cả hai chiến lược vào bất cứ thời điểm nào trong 8 tuần đầu tiên, và ăn ‘trong mơ” cho tới khi 7 hoặc 8 tháng. Có một số trẻ khó chấp nhận ăn tích trữ hơn những trẻ khác. Con có thể chịu ăn hai bữa gần nhau đầu buổi tối, nhưng không chịu ăn “trong mơ”. Trong trường hợp đó, và nếu phải lựa chọn một, thì hãy chỉ tập trung vào việc cho con ăn “trong mơ”, 1 bữa lúc 10h hoặc 11h đêm thôi. Không nhất thiết phải cho trẻ ăn các bữa gần nhau nữa. Chẳng hạn, bạn cho con ăn lúc 6 giờ, sau đó tắm, chơi với con và sau đó hãy cho con ăn thêm.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ bổ sung thêm kiến thức nuôi dạy con của mình.
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…