Mẹ Bầu Mẹ và bé

Sai lầm trong cách trị nôn trớ cho con

single image
Hầu hết các bà mẹ bỉm sữa đều không xa lạ với hiện tượng nôn trớ ở trẻ ...

Hầu hết các bà mẹ bỉm sữa đều không xa lạ với hiện tượng nôn trớ ở trẻ nhỏ. Chính sự quen thuộc và trẻ thường có xu hướng tự khỏi khi lớn lên nên ba mẹ thường chủ quan hoặc áp dụng những biện pháp qua loa cho con.

Bài viết này sẽ giúp cho ba mẹ hiểu hơn về triệu chứng nôn trớ và những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi điều trị cho con. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Những sai lầm trong cách trị nôn trớ của ba mẹ

Ngoài những ông bố bà mẹ qua loa trong việc chăm sóc con, vẫn có 1 bộ phận khác vì quá lo lắng cho tình trạng ọc sữa của con mà áp dụng hết cách này đến cách khác để giúp con khỏe mạnh hơn. 

Nhiều bà mẹ còn tin tưởng nghe theo cách nhân gian truyền miệng là sử dụng bột ngũ cốc pha vào sữa để tạo độ sánh đặc giúp trẻ giảm nôn trớ. Nhưng thực tế, khi áp dụng cách này lượng bột làm đặc sữa gây tắc núm vú, độ đặc của sữa làm trẻ khó nuốt đặc biệt với trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, tỷ lệ tinh bột cho vào một cách tùy ý có thể làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng của sữa đã được nghiên cứu tối ưu hoặc có thể hạn chế hấp thu các vi chất dinh dưỡng.

Tránh cho trẻ nằm trong lúc bú sẽ dễ gây ọc sữa, nôn trớ cho con

2. Cách trị nôn trớ cho trẻ

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học. Người ta đã nghiên cứu và tìm ra một loại tinh bột đặc biệt, được sử dụng như một cách trị ọc sữa cho trẻ rất hiệu quả. Ở môi trường pH trung tính (pH≈ 7), loại tinh bột này sẽ không bị biến đổi nhưng chúng sẽ nở ra làm sánh sữa lại trong môi trường acid trong dạ dày (pH ≈ 4-5), nhờ đó giúp bé hạn chế tình trạng trào ngược thức ăn mỗi khi dạ dày co bóp. Dựa trên nguyên tắc này, cơ chế “Làm Sánh Sữa” đã ra đời và được áp dụng vào những loại sữa phù hợp cho trẻ nôn trớ trào ngược, trong khi vẫn giúp đảm bảo chất dinh dưỡng cho trẻ.

3. Lợi ích của cơ chế Làm Sánh Sữa

Cơ chế “làm sánh sữa” sẽ giúp bé hay nôn trớ, ọc sữa ăn uống dễ dàng, ngon miệng hơn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do quá trình nôn trớ như viêm dạ dày, thậm chí xuất huyết; viêm phổi…

Khi con bị nôn trớ dù ít hay nhiều đều khiến cơ thể bé mệt mỏi. Vì thế, ngoại trừ áp dụng cơ chế trên, mẹ cũng nên lưu ý giúp bé hạn chế tình trạng nôn trớ bằng cách: không nên cho bé bú quá no hay quá nhanh, bế bé thẳng đứng và vuốt lưng giúp bé ợ hơi sau khi bú,…

Những năm đầu đời, giai đoạn sơ sinh rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến thể chất lẫn tinh thần của bé khi trưởng thành. Thế nên, đừng để tình trạng nôn trớ cản trở sự khôn lớn của con. 

Tuy nhiên, ba mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ đúng cách để tránh nhũng sai lầm không đáng có làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

You may like