Sữa mẹ – Sữa tốt cho trẻ sơ sinh

Sữa mẹ, thật sự đã được khoa học chứng minh là nguồn dinh dưỡng tối ưu nhất, sữa tốt cho trẻ sơ sinh, giúp trẻ tăng trưởng và phát triển thể chất, trí não một cách lý tưởng nhất.

Sữa mẹ – sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Trong sáu tháng đầu tiên, nguồn dinh dưỡng dành cho trẻ chủ yếu là sữa mẹ hay sữa formula. Mặc dù, khi trẻ được khoảng 4-5 tháng tuổi bạn có thể tập cho trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm, nhưng chúng ta cũng không nên giảm lượng sữa cho trẻ bú vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ chưa thể hấp thu tất cả những loại thức ăn mà chỉ mới có thể làm quen với các hương vị mà thôi.

Đối với trẻ từ sáu tháng đến một tuổi, bạn có thể dùng sữa bò nguyên kem để pha chế với bột ngũ cốc thành món ăn dặm cho trẻ nhưng không nên dùng làm thức ăn chính để tránh trường hợp trẻ bị thiếu sắt và vitamin c. Đến khi trẻ được một tuổi, bạn có thể bắt đầu cho trẻ uống sữa bò đều đặn hàng ngày, nhưng trong giai đoạn này, cơ thể trẻ vẫn cần được bổ sung thêm sắt và các loại vitamin – có trong sữa mẹ hay sữa formula dành cho trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi.

Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi dùng sữa không béo vì loại sữa này cung cấp rất ít năng lượng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể cho trẻ dùng loại sữa ít béo từ khi lên hai tuổi nếu trẻ chịu ăn.

Lợi ích của việc cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ

Theo những khuyến cáo mới đây của Tổ chức Y tê Thế giới (WHO) thì việc cho trẻ bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu tiên là điều cần thiết nhằm đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu các bà mẹ không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cho con bú đầy đủ các giờ trong ngày thì vẫn có thể cho trẻ dùng sữa bột dành cho trẻ sơ sinh (infant formula). Khi được 4 – 6 tháng tuổi, trẻ cần bú từ 600 – 800 ml sữa mỗi ngày và ít nhất 4 lần/1 ngày cho đến khi trẻ được 8 tháng tuổi. Có nhiều nghiên cứu đã chủng minh rằng việc cho trẻ em bú sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích về sức khỏe không chỉ cho trẻ mà còn cho các bà mẹ:

Sữa mẹ giúp trẻ củng cố và tăng cường hệ miễn dịch, ít bị nhiễm trùng đường hô hấp, đường tai, đường ruột và dạ dày.

Nếu được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên, các trẻ sinh trưởng trong gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn, cảm cúm, chàm da hoặc dị ứng thực phẩm sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh hơn. Nếu có thì tình trạng bệnh cũng sẽ nhẹ hơn.

Sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn và giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh táo bón.

Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị béo phì sau này.

Sữa mẹ đảm bảo cung cấp đầy đủ các acid béo – vốn đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của não bộ.

Các bà mẹ cho con bú thường nhanh lấy lại hình dáng trước lúc mang thai.

Các bà mẹ cho con bú càng lâu thì càng giảm được nguy cơ bị ung thư vú khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Mẹ mang thai có nên cho con bú sữa

Điều này cũng đã được các tổ chức y khoa trên thế giới ghi nhận và khuyến cáo, khuyến khích mẹ cho con bú hoàn toàn, tối thiểu trong 6 tháng đầu tiên, và có thể kéo dài đến 2 tuổi, hoặc sau 2 tuổi nếu mẹ và con đều mong muốn.

Đặc biệt sữa mẹ có thể thay đổi thành phần khá linh động tùy theo chế độ ăn của mẹ, hơn nữa lại có thể thay đổi theo thời gian để phù hợp với nhu cầu và từng giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ. Ngay cả khi dinh dưỡng của mẹ có vấn đề, sữa tiết ra từ mẹ vẫn đảm bảo được đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho con. Đây là một cơ chế tự điều chỉnh rất thông minh, ưu tiên cho trẻ.

Nghiên cứu phân tích sự thay đổi thành phần sữa mẹ là sữa tốt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, sữa mẹ theo thời gian hoàn toàn không mất đi dưỡng chất, mà ngược lại. Trong năm thứ hai cho con bú, các loại chất dinh dưỡng vĩ mô và các hợp chất sinh học quan trọng trong sữa mẹ, như là protein, lactoferrin, IgA, và lysozyme chẳng hạn, lại có mặt với lượng nhiều hơn, so với sữa mẹ trong năm đầu cho con bú. Lượng mỡ trong sữa mẹ vẫn giữ nguyên, không thay đổi theo thời gian.

Nhiều người hay nói, trong những năm sau, sữa mẹ chỉ có máu, hoàn toàn không có chất dinh dưỡng. Đây là một cáo buộc hoàn toàn sai lầm và không đúng đắn. Sữa được tiết ra từ các tuyến vú trong bầu ngực mẹ và không hề liên quan gì đến các mạch máu cả. Vì vậy, sữa vẫn là sữa, không trở thành máu được. Và như đã nói ở trên, sữa mẹ theo năm tháng, vẫn có dinh dưỡng phù hợp cho trẻ theo từng giai đoạn. Sau 6 tháng đầu đời, dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ không thể đảm bảo được hoàn toàn yêu cầu dinh dưỡng để trẻ tăng trưởng, do đó, trẻ nên được bắt đầu ăn dặm. Các loại sữa công thức khi đến thời điểm 6 tháng tuổi, cũng như vậy mà thôi.

Các nghiên cứu cũng cho ra các bằng chứng cực kì mạnh mẽ rằng, có rất nhiều lợi ích mà sữa mẹ mang lại cho con trẻ như giảm nguy cơ nhiễm trùng, tiêu chảy, giảm nguy cơ thừa cân, béo phì; giảm nguy cơ các bệnh dị ứng; giảm nguy cơ bị các bệnh tim mạch, tiểu đường; và giúp tăng cường trí não cho trẻ nữa. Những lợi ích này càng nhiều nếu trẻ được bú mẹ càng lâu!

Bên cạnh đó, việc cho con bú mẹ lại mang đến những lợi ích sức khỏe rất quan trọng cho mẹ về lâu dài, như giảm nguy cơ tim mạch, tiểu đường và cả nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng. Những lợi ích này cũng được tích lũy càng nhiều theo thời gian cho con bú mẹ.s

Theo thời gian, trẻ có thể tự cai bú mẹ một cách tự nhiên. Cũng có thể có những hoàn cảnh mà mẹ cảm thấy cần giảm thời gian cho con bú, hoặc bắt buộc phải cai sữa cho con. Những vấn đề này là những vấn đề rất riêng tư, khác nhau ở từng gia đình, mà chúng ta nên linh động xem xét để quyết định và thực hiện.

Tuy nhiên, nếu em đặt ra những câu hỏi như trên: “Em nên nghĩ gì?” “Em nên làm gì?” Thì chị nghĩ em nên tự hỏi bản thân để mà hành động. Nếu bản thân em vẫn thích và muốn tiếp tục cho con bú, em cứ nên tiếp tục. Nếu bản thân em vẫn thấy đây là một hoạt động gắn kết cho cả mẹ và con, em cứ nên duy trì.

Caffeine và bú mẹ

Khi tiêu thụ các thức uống chứa caffeine và cho con bú, kiệu có ảnh hưởng đến con?

Như chúng ta đã biết, sữa mẹ là sữa tốt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, trong khi đó, việc mẹ tiêu thụ các thức uống chứa caffeine, chất này có thể đi vào sữa mẹ và cũng giống như tác dụng giúp người lớn chúng ta tỉnh ngủ, chất này cũng có thể làm cho các bé khó ngủ hơn và cũng có thể kích thích các bé, làm bé khó chịu, quấy nhiều hơn và gắt gỏng hơn.

Tuy nhiên, lượng caffeine qua sữa mẹ rất thấp, dưới 1% lượng caffeine mà mẹ tiêu thụ và vì vậy, đối với những trường hợp uống các thức uống chứa caffeine một cách điều độ, một, hai ly một ngày, đa số các bé bú mẹ sẽ không bị ảnh hưởng gì cả.

Khuyến cáo chung cho các mẹ đang cho con bú, cũng như các mẹ đang mang thai, là nên giới hạn mức tiêu thụ chất caffeine này, tối đa là 300mg caffeine một ngày mà thôi.

Để cho chúng ta dễ tính, đây là hàm lượng caffeine có trong các thức uống phổ biến mà ta có thể sử dụng:

  • 1 ly cà phê lọc, có khoảng l40mg caffeine.
  • 1 ly cà phê hòa tan (gói sẵn) có khoảng 100mg caffeine.
  • 1 ly trà chỉ có khoảng 75mg caffeine – dĩ nhiên, những ly trà đặc mà miền Bắc hay dùng, nồng độ caffeine có thể cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, chúng ta cũng nên nhớ, các thực phẩm và thức uống khác cũng có thể có caffeine. Điển hình như:

Nước uống tăng lực, thường chứa hàm lượng caffeine cao mà nhiều người không nhận biết, có thể lên đến 80mg caffeine trong một lon nước.

Nước uống ngọt như coca cola, pepsi, cũng có thể chứa vài chục mg caffeine.

Sôcôla, cũng là một nguồn thực phẩm chứa nhiều caffeine. Trung bình, 50g sốcôla nguyên chất chứa khoảng 50mg caffeine.

Đây là những con số tham khảo, các mẹ tính để giới hạn cho bản thân khi cho con bú. Dĩ nhiên, nhìn chung, một, hai ly trà, cà phê, hoặc thỉnh thoảng uống nước ngọt, ăn sô cô la, vẫn là chuyện bình thường, không cần quá bận tâm. Còn nếu bạn thấy bé trở nên cáu bẳn, khó ngủ, quấy nhiều, đặc biệt khi bạn uống quá nhiều thức uống chứa caffeine, điều hiển nhiên là chúng ta nên điều độ lại, để tránh ảnh hưởng không tốt đến con, bạn nhé!

Lưu ý: Trong trường hợp mẹ muốn bổ sung nguồn sinh dưỡng cho con từ sữa ngoài thì có thể tham khảo một số dòng sữa bột công thức của các nhãn hàng nổi tiếng hiện nay như: Các dòng sữa Dielac của Vinamilk, sữa bột của Cô gái Hà Lan,…

Tóm lại, chúng tôi vừa chia sẻ một số thông tin liên quan đến sữa mẹ và những điều cần lưu ý khi cho trẻ bú sữa mẹ, hy vọng qua bài viết này mẹ có thể nuôi con khỏe mạnh bằng chính nguồn dinh dưỡng của bản thân mình.

Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Sữa mẹ – sữa tốt cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi”

Admin

Share
Published by
Admin

Recent Posts

Mẹ bỉm cần lưu ý những gì khi mang thai tháng đầu tiên

Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…

1 year ago

Những điều cần biết về các loại tã cho trẻ sơ sinh

  Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…

1 year ago

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…

4 years ago