Chọn Sữa Mẹ và bé

Tại sao mẹ bầu phải kiểm tra huyết áp và đường huyết?

single image
Bất cứ một sự thay đổi nào trong cơ thể khi mang thai cũng có thể gây ảnh ...

Bất cứ một sự thay đổi nào trong cơ thể khi mang thai cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì thế các xét nghiệm kiểm tra trong thai kỳ đều rất quan trọng, đặc biệt là kiểm tra đường huyết và huyết áp

Tại sao phải kiểm tra huyết áp trong thai kỳ?

Huyết áp biểu thị ở 2 mức: Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, bình thường thì sản phụ có mức huyết áp tâm thu ở khoảng 110 – 140mmHg, huyết áp tâm trương ở khoảng 60 – 90mmHg. Do vậy, nếu huyết áp tâm thu lốn hơn 140mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg, chứng tỏ huyết áp sản phụ đã tăng cao. Huyết áp tăng cao gây nguy hiểm như thế nào?

Hiện tượng huyết áp tăng thường chỉ xuất hiện sau 20 tuần mang thai. Biểu hiện cụ thể là sự tăng lên của huyết áp nhưng theo số tuần mang thai tăng lên. huyết áp cũng tăng theo. Đồng thời thai phụ bắt đầu xuất hiện khí hư trắng. Nếu khí hư này xuất hiện nhiều trong nước tiểu, vượt quá mức bình thường, sản phụ sẽ xuất hiện chứng máu thiếu đạm, biểu hiện rõ nhất là toàn thân phù thũng, lượng máu ở tử cung để cung cấp cho thai nhi giảm rõ rệt khiến thai nhi phát triển chậm, lượng nước ối cũng giảm. Huyết áp quá cao, huyết quản thu lại quá nhỏ, khiến đại não thiếu dưỡng khí, chức năng điều tiết suy giảm, gây nên hiện tượng co rút. Nhìn chung chứng cao huyết áp ở thời kỳ mang thai xuất hiện càng sớm càng dẫn đến chứng bội phát nghiêm trọng. Mặt khác thai nhi sẽ phát triển chậm lại, thậm chí có thể rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Nhìn chung chứng cao huyết áp ở thời kỳ mang thai xuất hiện càng sớm càng dẫn đến chứng bội phát nghiêm trọng

Kiểm tra đường huyết ở thai phụ

Cần kiểm soát đường huyết cho thai phụ tối thiểu mỗi tháng 1 – 2 lần trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

Thông thường thai phụ bị tăng đường huyết trong 5 tháng CUỐI của thai kỳ. Nguyên nhân thường là do rối loạn nội tiết tố khi mang thai khiến insulin, nội tiết tố của tụy tạng có nhiệm vụ điều chỉnh đường huyết bị suy giảm.

Vì thế phải kiểm soát kỹ đường huyết của thai phụ để kịp thời can thiệp bằng thuốc tiêm, hay điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp. Thai phụ có thể trang bị máy đo đường huyết cá nhân đê tự theo dõi lượng đường trong máu.

Thông thường thì đường huyết của thai phụ trở lại định mức bình thường trong vòng một tuần sau khi sinh. Tuy nhiên, có không dưới 50% bà mẹ bị tăng đường huyết trong 3 tháng cuối của thai kỳ lại dễ mắc bệnh tiểu đường trong vòng 8 – 10 năm sau đó. Nhiều thai phụ vì thế trở thành nạn nhân của bệnh tiểu đường. Sản phụ cần được tiếp tục theo dõi đường huyết định kỳ, đồng thời với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý nhằm ngăn chặn bệnh tiểu đường.

Để đảm bảo nhất cho phát triển của thai nhi và sức khỏe của chính mình, mẹ bầu đừng chủ quan mà cần tiến hành xét nghiệm định kỳ huyết áp cũng như đường huyết nhằm có biện pháp cải thiện khắc phục kịp thời nhé!

Mời mẹ bầu tham khảo thêm một số bài viết về kiến thức dinh dưỡng hữu ích:

Phụ nữ mang thai nên uống sữa gì?

Sữa nào tốt cho bà bầu

 

You may like