Tại sao người mang thai không được để đường huyết cao?

Lượng đường trong máu có vai trò rất lớn đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi lẫn sức khỏe của người mẹ. Hãy chú ý cân bằng lượng đường này để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh nhé!

Vì sao đường huyết tăng khi mang thai?

Khi mang thai nhu cầu insulin dùng cho điều hòa đường huyết tăng cao, có khi gấp hai lần. Tuy nhiên, các hoocmon của nhau thai làm cho tuyến tụy rối loạn sản xuất đủ ượng insulin cần thiết, làm cho việc điều hòa đường huyết bị rối loạn theo. Lúc đó thai phụ bị tiểu đường gọi là tiểu đường thai nghén (TĐTN). Có nhiều yếu tố nguy cơ gây TĐTN như thừa cân, béo phì, có thai khi cao tuổi (>35), gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường song có khoảng 30% trường hợp bị TĐTN không tìm thấy nguy cơ hay có nguy cơ ở mức thấp. Chỉ có chừng 3-6% người có thai bị TĐTN.

Trước khi mang thai có thể người bệnh đã bị tiểu đường nhưng cũng có thể quen thuốc  mà việc kiểm soát đường huyết không còn tốt nữa. Khi có thai, thai phụ có đường huyết cao gọi là đường huyết cao do bị tiểu đường từ trước.

Đường huyết cao khi mang thai có hại gì?

Trong cả hai trường hợp, đường huyết cao đều có hại:

Với thai và trẻ: Trước mắt, thai bị to quá khổ (>4,2kg), dị tật (khiếm khuyết ống thần kinh, có đuôi, không có não, nứt đốt sống não, úng tủy, dị tật về tim thận), trẻ sinh ra sẽ có một số nguy cơ như hạ đường huyết sớm (trong 24 đến 72 giờ sau khi sinh), vì vậy cần kiểm soát đường huyết trẻ trong 72 giờ đầu. Ngoài ra, trẻ có thể bị suy hô hấp, hạ canxi máu, tăng bilirubin máu (gây vàng da), đa hồng cầu, ăn uống kém. Lâu dài: 10-20 năm sau trẻ lớn lên tăng nguy cơ bị béo phì, tăng nguy cơ bị tiểu đường loại 2.

Với bà mẹ: Thai phụ bị TĐTN có nguy cơ bị các biến sản khoa cao hơn thai phụ bình thường (tăng huyết áp, tăng nguy cơ tiền sản giật, tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên, nếu không kiểm soát tốt được đường huyết ở 3 tháng đầu). Thai to nên khó sinh. Lâu dài: một số người bị TĐTN có thể chuyển thành tiểu đường loại 2.. Vì vậy, cần kiểm soát đường huyết cho thai phụ trong thai kì, lúc chuyển dạ, sau khi sinh.

Những người vốn đã bị tiểu đường thì trước khi có thai 3 tháng, cần đánh giá lại việc “kiểm soát đường huyết”. Những người trước đó không bị tiểu đường thì: nếu người đó có yếu tố nguy cơ cao, cần kiểm tra ngay từ lúc có thai, nếu người đó không có các yếu tố nguy cơ hay có yếu tố nguy cơ thấp có thể kiểm tra vào tháng thứ 6, vì vào lúc này, dễ xuất hiện TĐTN.

Ở người mang thai, glucose máy phải <= 0,9g/L (trước khi ăn) và <=1,2g/L (sau khi ăn); vượt quá ngưỡng này thì xem như bị TĐTN.

Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai là điều cực kì quan trọng. Hãy chú ý giữ gìn sức khỏe và cân nhắc chế độ ăn uống để không mắc phải những sai lầm mang hậu quả lâu dài về sau cho cả mẹ và bé nhé!

Admin

Share
Published by
Admin

Recent Posts

Mẹ bỉm cần lưu ý những gì khi mang thai tháng đầu tiên

Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…

1 year ago

Những điều cần biết về các loại tã cho trẻ sơ sinh

  Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…

1 year ago

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…

4 years ago