Tăng sức đề kháng cho trẻ là một mong muốn của cha mẹ bởi lẽ trẻ không có sức đề kháng thường bệnh vặt dẫn đến sụt cân, lừ đừ, không có sức sống.
Một cách đơn giản để cha mẹ có thể tăng sức đề kháng cho trẻ đó là thông qua việc ăn uống hàng ngày.
Đừng bao giờ để trẻ thiếu nước. Nếu trẻ được cho bú sữa mẹ thì bạn không cần phải lo lắng vì sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ các chất cần thiết, kể cả nước. Còn đối với các trẻ bú bình, bạn cần cho trẻ uống thêm một ít nước đun sôi để nguội.
Khi trẻ đã chuyển sang chế độ ăn dặm, bạn chú ý cho trẻ uống thêm nhiều nước. Nên khuyến khích trẻ uống nước ngay từ khi còn nhỏ, tuy nhiên cũng hạn chế những loại nước ngọt có ga hay nước hoa quả bán sẵn trên thị trường, bởi vì hầu hết những loại nước này đều có chứa đường và gây ảnh hưởng không tốt cho hàm răng đang mọc của trẻ. Một nguyên nhân khác là thói quen uống nước ngọt khiến trẻ dễ bị béo phì. Ngoài ra, bạn không nên cho trẻ uống nước khoáng hay dùng nước khoáng để chế biến thức ăn cho trẻ. Bởi vì nước khoáng chưa đun sôi không đảm bảo an toàn vệ sinh và trong nước khoáng thường chứa một lượng kim loại natri khá lớn gây bất lợi cho cơ thể non yếu của trẻ.
Carbohydrate là từ chỉ chung các thành phần dễ tiêu hóa và chuyển hóa trong thực phẩm như đường và tinh bột. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cho cơ thể (cứ 1 gram thì cung cấp 4 kcal cho cơ thể con người). Cơ thể sẽ tự phân hủy các carbohydrate để phóng xuất glucoz và cung cấp năng lượng cho chính bản thân mình.
Có hai loại carbohydrate: loại cháy chậm và loại cháy nhanh. Những carbohydrate phức tạp có trong các loại rau củ, lúa mì thì phóng xuất glucoz rất chậm nhằm cung cấp năng lượng lâu bền; còn những carbohydrate đơn giản có trong chuối hoặc gạo trắng thì phóng xuất glucoz rất nhanh chóng nhằm cung cấp từng đợt năng lượng ngắn. Dù là nhiều khi rất hữu ích nhưng các loại carbohydrate cháy nhanh thường làm cho lượng đường trong máu tăng nhanh khiến cơ thể phải tìm cách bù đắp quá mức. Điều này khiến cho đường trong máu giảm đột ngột, kéo theo năng lượng cũng giảm.
Cả hai loại carbohydrate này đều chứa các sinh tố, chất khoáng và chất xơ rất có ích cho cơ thể. Vì thế, tùy thuộc vào từng độ tuổi, bạn cần phải chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý, trong đó các khẩu phần thức ăn phải cung cấp từ 40 đến 50% hai loại carbohydrate này. Lưu ý, trong quá trình chế biến, các loại carbohydrate thường mất nhiều chất xơ tự nhiên và dưỡng chất giá trị cần thiết khác.
Các loại bánh ngọt, ngũ cốc có đường đều thuộc vào loại carbohydrate cháy nhanh, nghĩa là nhanh chóng chuyển thành glucoz giải phóng nguồn năng lượng lớn trong thời gian rất ngắn, nhưng không lâu dài. Do đó, bạn cần hạn chế cho trẻ dùng các loại thực phẩm dạng này.
Nguồn cung cấp Carbohydrate cháy chậm:
– Thực phẩm chế biến công nghiệp từ hạt ngũ cốc nguyên chất (snack hạt)
– Yến mạch
– Bột ngũ cốc (bột gạo, bột mì…)
-Táo,cà rốt, bắp
– Mì sợi, đậu lăng…
Nguồn cung cấp carbohydrate cháy nhanh:
– Trái cây nhiệt đới như quả dưa tây, dứa, kiwi, chuối
– Bánh bột ngô nướng
– Bánh mì trắng, gạo,
– Đường
– Thực phẩm chế biến công nghiệp từ hạt ngũ cốc, dạng ngọt (snack ngọt)
– Các loại bánh ngọt
Từ lúc mới chào đời đến một tuổi, nên cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa formula.
Từ 6 tháng đến một tuổi, có thể cho trẻ tiếp tục uống sữa formula dành cho nhóm tuổi này (từ 500 tới 800 ml sữa mỗi ngày) nếu cảm thấy cơ thể trẻ vẫn chưa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm.
•Từ 6 tháng tuổi trở đi, có thế dùng thêm sữa nguyên kem để pha ché thức ăn cho trẻ.
Từ 1 tuổi trở lên, chúng ta vẫn cần cho trẻ uống sữa nguyên kem hằng ngày. Trẻ từ 1 – 7 tuổi nên uống ít nhất 400 ml sữa hoặc dùng một lượng thực phẩm tương đương được chế biến từ sữa mỗi ngày.
Sữa Vinamilk với các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp “bức tường” sức đề kháng của bé yêu thêm vững vàng hơn.
Nguồn cung cấp chất béo bão hòa và chất béo chuyển thể:
– Thịt
– Bơ và bơ thực vật ở dạng cứng đặc
– Mỡ lợn
– Pho-mát
– Dầu hay chất béo thực vật có trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh qui, bánh nướng các loại.
Nguồn cung cấp chất béo phi – bão hòa:
– Dầu ô-liu, dầu bắp, dầu mè, dầu cải, dầu hướng dương, dầu cá
Nguồn cung cấp omega – 3 EFAs:
– Các loại cá có dầu như cá tuna tươi sống, cá mòi, cá hồi, cá thu…
– Dầu từ hạt lanh hay quá óc chó
– Hạt bí ngô
-Các chất bổ sung dầu cá
Nguồn cung cấp omega – 6 EFAs:
– Dầu hướng dương, dầu bắp
– Bo thực vật ở dạng mém phi – bão hòa đa thể.
– Cà rốt, ớt đỏ, khoai lang
– Cà chua, quả mơ
– Dưa tây, xoài, gan
– Bơ và bơ thực vật
– Thịt, đặc biệt là gan
– Đậu hũ, cá mòi
– Trứng, các loại đậu
– Các loại rau có màu xanh đậm
– Các sần phẩm được chế biến từ sữa
– Ngũ cốc nguyên hạt
– Chiết xuất từ men bia
– Chuối, bơ
– Trái cây có vị chua
– Dâu
– Kiwi
– Hạt tiêu
– Khoai tây
– Các loại rau có lá màu xanh đậm
– Cá mòi, cá hồi
– Cá tuna
– Trứng, sữa
– Pho-mát
– Bơ
– Các loại đậu
– Dầu thực vật
– Mầm lúa mì
Can-xi đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và bảo vệ xương, răng. Trẻ em từ 1 – 5 tuổi mỗi ngày cần uống 400ml sữa để bổ sung lượng can – xi cần thiết cho cơ thể.
Kẽm rất cần thiết cho sự tăng trưởng bình thường, cũng như tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Kẽm có nhiều trong thịt nạc, ngũ cốc, đậu khô và hải sản.
Sắt rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất lẫn trí não. Cơ thể trẻ sơ sinh luôn tích trữ sản một lượng sắt tiêu thụ trong vòng sáu tháng đầu tiên. Sau thời gian đó, trẻ cần được cung cấp bổ sung lượng chất sắt cần thiết, nếu không trẻ sẽ bị thiếu máu, mệt mỏi và dễ bị nhiễm trùng. Trẻ sinh thiếu tháng rất dễ bị thiếu chất sắt, vì lượng sắt dự trữ trong cơ thể của trẻ chỉ đủ để tiêu thụ trong khoảng sáu tuần, thay vì sáu tháng như trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, bạn không nên tùy tiện bổ sung chất sắt cho trẻ, mà tốt nhất cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi cần lượng chất sắt rất cao vì đây là giai đoạn rất quan trọng để phát triển và hoàn thiện não bộ của trẻ. Nếu trẻ chán ăn, bạn cần phải cho trẻ dùng loại sữa bột chuyên dành cho từng nhóm tuổi khác nhau để bổ sung thêm chất sắt và đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết khác.
Tình trạng thiếu sắt ở trẻ khá phổ biến, chiếm khoảng 25%. Tuy nhiên rất khó nhận biết những dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt, ngay cả khi trẻ bị nhiễm trùng hay đau ốm. Vì vậy, khi thấy trẻ xanh xao, phờ phạc, mệt mỏi, biếng ăn, bạn phải nghĩ ngay đến trường hợp thiếu chất sắt và tìm mọi cách bổ sung bằng những thực phẩm giàu chất sắt cho trẻ và đồng thời tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.
Chất sắt cung cấp từ nguồn động vật như các loại thịt có màu đỏ (thịt bò, thịt heo…), gan; các loại cá có dầu như cá ngừ, cá thu, cá hồi dễ được cơ thể hấp thu hơn so với chất sắt cung cấp từ nguồn thực vật như các loại đậu, rau có màu xanh sậm và các thực phẩm được chế biến từ ngũ cốc.
Để cải thiện khả năng hấp thu chất sắt cung cấp từ các nguồn thực vật, trong bữa ăn của trẻ, chúng ta có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin c như quả kiwi, trái cây có vị chua, dâu, nước ép trái cây, ớt ngọt… hay các thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt động vật (loại không có mỡ).
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…