Mẹ Bầu Mẹ và bé

Thấu hiểu những hành động làm vỡ đồ của bé

single image
Mọi việc bạn làm đều có mục đích, trẻ em cũng vậy. Vì vậy mà có bao giờ ...

Mọi việc bạn làm đều có mục đích, trẻ em cũng vậy. Vì vậy mà có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao trẻ lại thích làm vỡ những vật dụng trong nhà không. Bài viết sau sẽ giúp mẹ thấu hiểu được những hành động của bé

Từ 12 tháng đến 20 tháng tuổi là thời điểm bé biết khám phá thực tế và mọi việc bé làm là để khám phá mọi thứ. Trong thời gian này, bé sẽ thử nghiệm các quy luật vật lý, như trọng lực, quỹ đạo, quán tính, sự co dãn,… để kiểm chứng.

Cha mẹ không được ngăn cản con thực hiện các thực nghiệm này. Cho dù con có giật khăn bàn, khiến chén, đĩa trên đó bị đổ vỡ, cha mẹ cũng tuyệt đối không được la mắng. Vì đó là phát minh mới của con. Con đã phát hiện ra rằng cho dù tay không với tới nhưng nếu cứ kéo khăn trải bàn thì sẽ lấy được đồ vật đó, dù có những thứ vỡ, những thứ còn nguyên.

Bé khám phá thế giới xung quanh để học hỏi, phát triển

Cha mẹ cũng không nên mắng con vì con làm vỡ các món đồ đắt tiền. Bởi con không cố ý làm vỡ chúng. Việc con làm không mang ý xấu và hành vi đó cũng không bóp méo tính cách của con. Vậy nên, cha mẹ tuyệt đối không nên la mắng con. Đã làm cha, làm mẹ, ta phải sử dụng trực giác và tấm lòng của cha mẹ để tìm nơi sắp xếp đồ đạc sao cho con không thể làm vỡ.

Trước đây, một bà mẹ có con 1 tuổi rưỡi đến nhà tôi để trao đổi về việc nuôi dạy con cái. Trong lúc chúng tôi đang nói chuyện, tôi cho cháu bé một món đồ chơi gọi là Timeshock. Ở độ tuổi này, bé rất nhanh chán, rồi bé bắt đầu phụng phịu, khó chịu. Không lâu sau, bé bắt đầu ném các bộ phận của món đồ chơi xuống đất. Bà mẹ thấy vậy cuống cuồng gắt gỏng nạt cháu: “Con! Không được làm vậy!”.

Tôi nói với bà: “Chị không nên nạt bé như vậy. Vì bé đang trong giai đoạn tìm hiểu mọi thứ. Bé làm thế là vì một mục đích gì đó, vì thế chị đừng vội nạt bé mà hãy quan sát bé một chút”. Quả vậy, sau khi ném hết các mảnh của món đồ chơi xuống sàn, bé leo khỏi ghế, nhặt tất cả để lại trên bàn, rồi leo lại lên ghế và lại bắt đầu ném các mảnh đồ chơi xuống. Cháu bé làm vậy rõ ràng là có mục đích. Đó có thể vì bé muốn thí nghiệm về trọng lực, hay có lẽ đã tìm ra một trò chơi mới chăng? Việc bé canh lực ném cho vật bay gần hay xa chính là cách bé vui đùa.

Tóm lại :Cha mẹ làm theo phương pháp này, thì từ việc vui chơi, bé sẽ học hỏi được rất nhiều thứ. Vì vậy, cha mẹ nên quan sát kỹ những gì bé làm. Hãy chú ý cách bé ném, xem bé ném tay trái hay tay phải, rồi thái độ lúc ném của bé ra sao, hay lực ném của bé thay đổi như thế nào, quan sát thật kỹ những chi tiết đó. Khi làm vậy, các bé không những mở mang được tầm mắt, mà còn thỏa mãn tính hiếu kỳ, rồi dần dần bé sẽ học được những cái hay và tích cực từ những sự vật, sự việc đó.

Tham khảo sữa cho bé tại đây

You may like