Dinh dưỡng của người mẹ và sự phát triển của thai nhi có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi hoàn toàn do cơ thể người mẹ cung cấp. Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ quyết định tình trạng dinh dưỡng của thai nhi.
Dinh dưỡng của người mẹ và sự phát triển thai nhi
Người mẹ hấp thu các chất dinh dưỡng bằng việc ăn uống, qua tiêu hóa, hấp thu vào máu của cơ thể mẹ, qua cuống rốn đưa tới thai nhi, được coi là nguồn nguyên liệu cho thai nhi sinh trưởng phát triển. Sự hình thành và phát triển của thể trọng, chiều dài cơ thể, các cơ quan của thai nhi đều có mối liên hệ mật thiết với việc cung cấp dinh dưỡng của người mẹ.
Thời gian mang thai là thời kì mẫn cảm nhất đối với tình trạng dinh dưỡng trong cả đời người, nếu ở mẹ không đủ chất dinh dưỡng, thai nhi sẽ phát triển chậm và mắc bệnh do thiếu dinh dưỡng, dẫn tới những tổn thương không thể chữa như số lượng tế bào não giảm, dị tật bẩm sinh. Nếu người mẹ thừa dinh dưỡng có thể khiến thai nhi phát triển quá nhanh dẫn tới thai to.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thể trọng của trẻ khi sinh ra có liên quan tới hiện trạng dinh dưỡng của người mẹ. Trong đó mối quan hệ với lượng nhiệt hấp thu là mật thiết nhất, tiếp đến là Protein và chất béo.
Ngoài ra, người mẹ thiếu hoặc thừa một số loại chất dinh dưỡng nào đó có thể khiến các cơ quan của thai nhi phát triển kém hoặc dị dạng. Thiếu Vitamin A dẫn tới tích nước ở não thai nhi, dị tật, giác mạc mềm; thiếu Vitamin B và E gây sảy thai; thiếu Vitamin C gây thiếu máu, chảy máu, máu xấu; thiếu Vitamin D có thể dẫn tới bệnh còi xương bẩm sinh; thiếu Vitamin K có thể mắc bệnh xuất huyết ở trẻ mới sinh; thiếu axit Folic sẽ dẫn tới hệ thống thần kinh không hoàn thiện, tâm huyết quản bất thường và xương dị tật; thiếu nguyên tố vi lượng canxi, phốt pho, sắt, kẽm có thể mắc các bệnh còi xương bẩm sinh, thiếu máu, thai nhi phát triển chậm và dị tật mang tính đa phát…
Ảnh hưởng của dinh dưỡng từ người mẹ đến thai nhi
Mức độ ảnh hưởng và tổn hại của tình trạng dinh dưỡng ở người mẹ với thai nhi quyết định ở đặc điểm các cơ quan và thời kì chịu ảnh hưởng. Ví như cơ quan không thể tái sinh giống như bộ phận não, số lượng tế bào có từ thời kì sinh nở sẽ được duy trì suốt đời. Nếu làm tổn thương tới những cơ quan kiểu này sẽ dẫn tới hậu quả không thể bù đắp.
Sự phát triển não của thai nhi quyết định mức độ trí lực sau này. Nó không chỉ bị khống chế bởi nhân tố di truyền từ bố mẹ mà còn chịu ảnh hưởng của sinh lý và tình trạng dinh dưỡng ở người mẹ. Phụ nữ mang thai thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng tới số lượng và thể tích tế bào não của thai nhi, mức độ ảnh hưởng được quyết định ở thời gian xảy ra thiếu dinh dưỡng, thiếu nhiều hay ít và trong thời gian bao lâu.
Sự sinh nở và phát triển mạnh của tế bào não được bắt đầu ở giai đoạn phôi thai và kéo dài cho tới 2 năm sau khi sinh. Thời kì quan trọng nhất là từ 10 tuần thai cho tới 1 năm sau khi sinh. Tế bào não ở thời kì này rất dễ mẫn cảm khi thiếu dinh dưỡng. Lúc này nếu nhiệt năng, Protein, iốt cung cấp không đủ có thể khiến sự phân hóa tế bào giảm, gây phát triển không hoàn thiện mang tính lâu dài. Ảnh hưởng tới khả năng học tập, khả năng không chế vận động sau này của trẻ.
Đa số nghiên cứu lâm sàng chứng minh: Trẻ đủ tháng nhưng thiếu dinh dưỡng thì ngoài thể trọng thấp ra, số lượng tế bào não, thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Trong đó khoảng 30% trẻ ở độ tuổi đi học chức năng thần kinh và trí lực khác thường, biểu hiện ở phản ứng chậm chạp, trí nhớ kém. Một nhà dinh dưỡng nổi tiếng người Mỹ từng nói – “Sức khỏe và trí thông minh của thai nhi mặc dù có liên quan tới yếu tố di truyền nhưng ảnh hưởng của di truyền lại tuyệt đối không quan trọng bằng dinh dưỡng”. Câu nói này đã khẳng định đầy đủ tầm quan trọng của dinh dưỡng đôi với sự phát triển của não ở thai nhi.
Nhiều mẹ thắc mắc rằng có nên uống sữa bầu hay không? Nên uống sữa bầu như thế nào?… Câu trả lời là có. Bạn nên bổ sung sữa bầu trong giai đoạn thai nghén để con có đủ nguồn dinh dưỡng nhất bởi vì trong quá trình ăn uống, bạn sẽ rất khó đảm bảo thực phẩm nạp vào có đúng tiêu chuẩn hay không thì sữa bầu sẽ là dưỡng chất hỗ trợ cho cả mẹ và bé tốt nhất.
Lời kết: Giữa mẹ và thai nhi luôn có một sự liên kết mật thiết. Do đó, dinh dưỡng của người mẹ cũng chính là nguồn dinh dưỡng của thai nhi. Các bà mẹ cần được phổ cập kiến thức dinh dưỡng một cách chuẩn xác để cho con một sức khỏe toàn diện nhất.