Khi con gặp vấn đề về sức khỏe là lúc các bà mẹ lo sốt vó. Điển hình là đứng trước vấn đề bé bị táo bón phải làm sao, nhiều bà mẹ thường rất bối rối không biết nên cho con ăn gì, uống gì để con mau hết bệnh.
Những biểu hiện thường thấy ở trẻ bị táo bón là trẻ đi ngoài lâu, xì hơi, có dấu hiệu đau và quấy khóc, thậm chí đi ngoài ra máu. Các chất thải trong bụng không được thải ra, dẫn đến bụng bé bị đầy hơi, trướng bụng và chán ăn. Nhưng không vì vậy mà các bà mẹ bỏ lơ khẩu phần dinh dưỡng của bé, chính lúc này, đồ ăn sẽ là “cứu cánh” cho mẹ giúp bé thoát khỏi tình huống này đấy!
Những bữa ăn phụ có lợi cho sức khỏe
Trẻ sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng khi vận động suốt ngày, do đó trẻ rất cần ăn nhiều để bô sung năng lượng. Tuy nhiên, dạ dày của trẻ còn quá nhỏ nên trẻ không thể ăn nhiều trong các bữa ăn chính để đủ sức hoạt động cả ngày.
Ngoài ra cũng có thể do nhiều trẻ không đủ kiên nhẫn ngồi một chỗ ăn cho hết bữa, nhất là trong thời điểm bé đang khó chịu vì táo bón. Vì vậy, chuẩn bị các món ăn nhanh cho các bữa ăn phụ đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Nếu muốn để trẻ dùng những món ăn nhanh có lợi cho sức khỏe, bạn cần phải dành thời gian chế biến và tạo một thói quen ăn uống lành mạnh.
Không thể cho rằng, vì đây là món ăn phụ, không phải là món ăn chính nên cứ để cho trẻ ăn gì tùy thích. Nên nhớ rằng, bất cứ món ăn gì cũng đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhất là vào thời điểm sức khỏe của bé không được khỏe. Do thế, một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe lúc này được tính bao gồm các bữa ăn chính, bữa ăn phụ, ăn vặt…
1. Trái cây xiên que
Trẻ em được khuyến cáo mỗi ngày phải ăn 5 phần trái cây và rau xanh. Do đó, cần nên tìm cách khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ quả, nhất là trong giai đoạn bé đang bị táo bón. Có thể cho bé ăn đu đủ, thanh long, bơ, chuối,… để nhuận trường, giúp bé dễ đi ngoài hơn.
2. Thịt gà trộn với xà lách và nui
Đĩa thức ăn salad gồm thịt gà cắt hạt lựu, nui, bơ cắt hạt lựu, cà chua…trộn với nước tương, mật ong và nước cốt chanh khá hấp dẫn trẻ. Bạn có thể làm sẵn rồi để trong tủ lạnh, khi nào trẻ đói là có thể lấy ra ăn ngay.
3. Xà lách cà chua, phô mai và rau thơm
Chuẩn bị món ăn này khá đơn giản, nhanh. Cà chua bi chín đỏ, pho-mát cắt thỏi, rau thơm xắt và thêm một chút gia vị… là đã có một món ăn vừa hấp dẫn trẻ và vừa bổ dưỡng.
Xem ngay: Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
4. Cà chua và bông cải trắng
Cà chua có vị ngọt bùi kết hợp với bông cải, pho – mát có mùi vị đậm đà thích hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ.
5. Cải bó xôi và khoai tây
Đây là món ăn kết hợp giữa nguyên liệu có hương vị mạnh của rau quả như cải bó xôi và tỏi tây với pho – mát giàu chất dinh dưỡng.
6. Cà chua sốt kem phô mai
Trẻ em thường rất thích ăn các loại rau củ quả sống, đặc biệt là củ quả cắt theo nhiều hình dạng ngộ nghĩnh. Món này ăn kèm với pho – mát, sữa chua có vị béo ngọt.
7. Đào, táo và dâu
Đây là món ăn có vị ngọt thơm ngon, rất phù hợp với khẩu vị của trẻ. Để món ăn đặc hơn, có thể cho thèm bột formula Vinamilk vào khuấy đều.
8. Thịt gà hầm
Thịt gà cung cấp nhiều chất đạm kết hợp với vị ngọt, thơm của củ quả chính là món ăn mà trẻ ưa thích nhất.
9. Hỗn hợp chuối và xoài hoặc đu đủ
Xoài hay đu đủ trộn với chuối là món ăn cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho trẻ.
Những món ăn chính củng cố sức đề kháng cho trẻ
Mẹ nên chế biến đa dạng các món ăn chính cũng như đa dạng nguồn thực phẩm, nhất là những loại thực phẩm nhuận trường, giúp bé dễ đi ngoài trong giai đoạn bé bị táo bón.
1. Súp gà
Thời gian chuẩn bị: 10 phút cộng với 4 giờ để ướp lạnh
Thời gian chế biến: 3 giờ 30 phút
Cung cấp: Beta-carotene, folate và kali
Bảo quản: Đông lạnh
► Gà róc lấy thịt và xắt thành từng miếng nhỏ, rồi cho vào nồi, đậy nắp và nấu chín mềm. Lưu ý, khi nước sôi nhớ hớt hết váng bọt nổi trên mật.
► Tiếp theo cho củ hành, cà rốt, cần tây, tỏi tây, củ cải, húng tây và một hoặc hai viên xúp vào, tiếp tục nấu với lửa nhỏ khoảng 3 giờ.
► Để nguội, sau đó cho vào tủ lạnh khoảng 4 giờ rồi lấy ra hớt bỏ lớp mỡ đóng trên mặt, sau đó dùng rây nghiền nhuyễn tất cả hỗn hợp thức ăn trên.
► Khi cho trẻ ăn, bạn nên múc ra một ít và hâm lại cho nóng. Mặc dù để trong tủ lạnh, nhưng không nên để món ăn này quá hai ngày.
Nguyên liệu:
30g củ hành, bóc vỏ và xắt nhỏ.
1 thìa dầu ô-liu
125g thịt gà, làm sạch và cắt nhỏ
1 củ khoai lang, gọt vỏ, rửa sạch và xắt nhỏ
250ml nước luộc gà không muối
6 trái nho không hạt, bóc bỏ vỏ
2. Gà hầm khoai lang và nho
Thời gian chuẩn bị: 5 phút
Thời gian chế biến: 16 phút
Cung cấp: Beta-carotene, kali, protein và vitamin B
Bảo quản: Đông lạnh
► Cho dầu ô-liu vào chảo đun nóng, tiếp tục cho hành tây vào đảo cho đến khi có mùi thơm; tiếp theo cho thịt gà vào xào khoảng 3 đến 4 phút rồi mới cho thêm khoai lang, nước luộc gà vào.
► Đậy nắp kín và hầm với lửa nhỏ cho đến khi thịt gà chín mềm. Sau đó cho thêm nho vào, đợi sôi lại và nhấc chảo xuống.
► Dùng rây để nghiền nhuyễn thức ăn, lưu ý bạn có thể thêm nước dùng vào để món ăn đặc hay lỏng tùy theo nhu cầu.
► Lưu ý, khoai lang và nho nấu với thịt gà là món ăn ngon và khá phù hợp với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể thay thế nho bằng táo hay lê để tăng thêm hương vị và chất dinh dưỡng cho món ăn, đồng thời khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn.
Nguyên liệu:
1 thìa dầu thực vật
100g cà rốt, gọt vỏ và cắt nhỏ
60g tỏi tây, bỏ lá, rửa sạch và xắt nhỏ
75g thịt gà, rửa sạch và cắt nhỏ
250g khoai lang, gọt vỏ và cắt nhỏ
75g củ cải, gọt bó vỏ và cắt nhỏ
Xem bài viết Các loại sữa giúp bé hỗ trợ tiêu hóa tốt, hết táo bón ngay lập tức tại: https://goo.gl/Benm2A
3. Thịt gà hầm với cà rốt
Thời gian chuẩn bị: 10 phút
Thời gian chế biến: 22 phút
Cung cấp: Beta-carotene, kali, protein, vitamin B và folate
Bảo quản: Đông lạnh
► Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tỏi tây vào đảo đều đến khi có mùi thơm, tiếp đến cho cà rốt vào xào khoảng 6 phút; rồi cho tiếp thịt gà vào đảo sơ qua cho thịt săn lên.
► Tiếp theo cho khoai tây, củ cải và nước sôi vào, đậy nắp kín và hầm với lửa nhỏ khoảng 15 phút. Đối với những trẻ còn nhỏ, bạn nên nghiền nhuyễn món ăn này trước khi cho trẻ dùng. Còn với trẻ khoảng 3 tuổi trở lên, bạn có thể cho trẻ dùng ngay, không cần phải nghiền.
Nguyên liệu:
1/2 thìa dầu thực vật
30g hành, bóc bỏ vỏ
125g thịt bò băm nhỏ
125g gan gà, rửa sạch và băm nhỏ
250g củ cái, gọt bó vỏ, rửa sạch và cất nhỏ
2 quả cà chua, gọt bỏ vỏ, hạt và xắt nhỏ
250ml nước luộc gà hoặc xương bò không muối
nước
4. Thịt bò bằm nấu với cà chua và củ cải
Thời gian chuẩn bị: 10 phút
Thời gian chế biến: 40 phút
Cung cấp: sắt, protein, vitamin A, kẽm và folate
Bảo quản: Đông lạnh
► Cho dầu vào chảo đun nóng, rồi cho hành tây vào đảo đều đến khi có mùi thơm. Tiếp tục cho thịt bò và gan gà vào xào sơ qua.
► Tiếp theo cho củ cải, cà chua, nước luộc gà vào nồi, hạ lửa nhỏ, đậy nắp kín rồi nấu cho đến khi chín mềm.
► Đối với trẻ chưa ăn được thức ăn dạng thô, bạn có thể dùng rây nghiền nhuyễn, đây là một món ăn giàu chất dinh dưỡng và đậm đà hương vị thơm ngon.
Nguyên liệu:
30g bơ
125g tỏi tây, lấy phần gốc, rứa sạch và cắt khúc
175g thịt bò nạc
150g cà rốt, gọt vò, rửa sạch và cắt nhò
125g củ cải, gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ
250g khoai tây, gọt vó, rửa sạch và cất nhỏ
450ml nước luộc gà hay xương bò không muối
5. Thịt bò om nấu với cà rốt, củ cải và khoai tây
Thời gian chuẩn bị: 10 phút
Thời gian chế biến: 2giờ – 2giờ 15 phút
Cung cấp: Beta-carotene, kali, protein, kẽm và folate
Bảo quản: Đông lạnh
► Cho bơ vào chảo và đun nóng, cho tiếp tỏi tây vào đảo đều đến khi có mùi thơm, tiếp theo cho thịt bò vào xào đến khi chín vàng. Sau cùng cho cà rốt, củ cải, khoai tây vào đảo sơ qua.
► Bắc nồi đất lên bếp, để cho nóng rồi trút các thứ ở trong chảo sang nồi đất, cho thêm nước luộc gà vào và tiếp tục nấu cho đến khi thức ăn chín mềm.
Món ăn này vừa cung cấp chất sắt cho bé, vừa có cà rốt và khoai tây giúp cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón của bé, mẹ hết lắng lo bé bị táo bón phải làm sao.
6. Nui trộn với bơ và rau quả
Thời gian chuẩn bị: 10 phút
Thời gian chế biến: 15 phút
Cung cấp: Beta-carotene, can-xi, folate, protein, vitamin A và C
Bảo quản: Đông lạnh
► Luộc nui và rau quả chín mềm, vớt ra để ráo.
► Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp nui, rau quả trên vào trộn đều khoảng 2 phút, sau đó cho pho-mát vào cũng trộn đều đến khi pho-mát tan chảy và thấm vào món ăn là được.
Nguyên liệu:
150g nui có hình chiếc nơ
1/2 viên xúp rau quả
Nước xốt:
20g bơ
15g bột mì
300ml sữa
1/4 thìa mù tạc
60g đậu Hà Lan đông lạnh
60g pho-mát
60g thịt nguội, xắt lát
Muối, tiêu bột
7. Trứng trộn với phô mai, cà chua
Thời gian chuẩn bị: 2 phút
Thời gian chế biến: 6 phút
Cung cấp: Can-xi, chất sắt, protein, vitamin B phức hợp, vitamin A và E
► Đập trứng ra tô, đánh mạnh tay với sữa và một chút gia vị.
► Cho bơ vào chảo đun nóng, cho tiếp cà chua cắt nhỏ vào xào chín. Tiếp tục cho hỗn hợp trứng sữa trên vào khuấy đều, đến khi trứng chín cho thêm pho-mát nạo vụn và khuấy cho đến khi món ăn chín đặc là được.
Nguyên liệu:
45g trái xoài khô
45g trái đào khô
30g nho khô không hạt
125g bột yến mạch hoặc bột mì
350ml nước ép trái táo hoặc xoài
1/2 quả táo đỏ, gọt vỏ, hạt và cắt lát
nước trái cây tươi như chuối hoặc dâu
Trên đây là những món ăn góp phần giúp mẹ giảm nỗi lo bé bị táo bón phải làm sao, mẹ nên áp dụng ngay cho bé để bé mau chóng hồi phục mẹ nhé!