Đừng nghĩ rằng niềm tin là một thứ gì đó xa xỉ và chỉ có mặt trong cuộc sống của những người trưởng thành. Thực tế, người lớn vẫn cần xây dựng niềm tin ở trẻ nhỏ. Điều này lý giải cho việc 1 số người bế khiến bé khóc quấy, còn những người khác thì không.
Bài viết này sẽ giúp ba mẹ nhận định rõ nét hơn về vấn đề niềm tin ở trẻ và những hành động đôi khi vô tình làm phá vỡ niềm tin nhỏ bé ấy.
1. Khảo sát nho nhỏ
Trong một thí nghiệm nhỏ về niềm tin ở trẻ, mọi người bế các bé tứ 10 – 12 tháng tuổi và cho chúng quây quần với nhau cùng những món đồ chơi.
Những đứa trẻ nhạy cảm thường không thích tiếp xúc với người lạ, chúng chỉ thích quây quần quanh mẹ nên khi để con trong một cộng đồng nhỏ. Bé liên tục chỉ tay về phía mẹ mong mẹ sẽ chú ý. Cuối cùng, mẹ bế lên khi con có biểu hiện khóc thét, nhưng đến lúc bế lên mẹ lại không thể nào dỗ con nín được nữa.
Với những bé năng động, thì chúng vô cùng phấn khích, đuổi theo hết món đồ chơi này đến món đồ chơi khác. Cuối cùng, khi nhìn thấy quả bóng, con quyết định rằng nhất định mình phải giành được, con cố giật khỏi tay bạn. Và kết quả là chúng xô xát đến phát khóc.
Qua hình ảnh đứa bé thứ nhất, cho chúng ta thấy rằng bé đang cảm thấy mất niềm tin ở mẹ khi mẹ không bế bé sớm hơn khi bé chỉ tay về phía mẹ. Hành động khóc thét không thể dỗ dành để cảnh báo các mẹ lần sau nên chú ý đến bé hơn.
Đứa bé thứ 2 thì tin rằng quả bóng ấy là của mình và khi đứa trẻ khác giành lấy khỏi tay chúng cũng giống như việc niềm tin bị lấy mất và be không muốn sang sẻ cho bất kì ai.
Với thí nghiệm nhỏ này, đủ để chúng ta thấy trẻ nhỏ vẫn có niềm tin và cảm xúc riêng không khác gì người lớn chúng ta.
2. Những hành động ba mẹ vô tình đánh mất niềm tin với trẻ
Dưới đây là những sai lầm phổ biến cha mẹ thường mắc phải với trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn khiến niềm tin bị hủy hoại:
– Không tôn trọng hoặc tệ hơn là phủ nhận cảm giác của trẻ.
– Ép con ăn khi con đã no.
– Dụ dỗ con thay đổi suy nghĩ.
– Không giao tiếp. (Thậm chí trước cả khi con bạn biết nói, bạn cũng không trò chuyện với con.).
– Đưa ra tình huống mới, chẳng hạn như chơi nhóm, nhưng lại không thông báo với con và cứ mặc định là con sẽ ổn.
– Trốn ra khỏi nhà để tránh cho con khóc khi mẹ đi mất (khi bạn đi làm hoặc đi chơi buổi tối).
– Nói một đằng (“Con không được ăn kẹo.”) và làm một nẻo (đưa kẹo khi con khóc quá to).
Trên đây, chính là những hành động vô tình khiến trẻ bị mất niềm tin ở người lớn. Các bậc cha mẹ cần lưu ý những điều này trong cách giáo dục cho trẻ, đừng nghĩ con sẽ không biết gì, thực tế con đều có thể cảm nhận được mọi thứ đang diễn ra xung quanh và chỉ cần tinh tế bạn sẽ nhận ra điều này ở trẻ.
Ngoài việc nuôi nấng niềm tin ở trẻ, bạn cũng nên quan tâm vấn đề dinh dưỡng ở bé. Tinh thần phát triển khi bạn đảm bảo trẻ được đáp ứng đầy đủ các dưỡng chất. Có thể tham khảo những loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của bé tại đây.