Cao huyết áp thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm và có nhiều ác động đến thai nhi. Bài viết này xin gửi đến mẹ thông tin về bệnh lý này đi kèm với dinh dưỡng và sữa bầu tốt để mẹ có được thai kỳ khỏe mạnh.
Hội chứng cao huyết áp thai kỳ là căn bệnh thường thấy ở phụ nữ mang thai, trước đây nó được gọi với cái tên “nhiễm độc thai nghén”.
Nguyên nhân cao huyết áp có thể độc lập với tình trạng mang thai hoặc nguyên nhân do thai. Dù là nguyên nhân nào, cao huyết áp cũng là dấu hiệu của một thai kỳ nguy cơ cao có thể gây tử vong cho mẹ và con. Mẹ có thể bị cao huyết áp từ trước lúc mang thai hoặc có sẵn và nặng thêm khi có thai, thậm chí chỉ xuất hiện khi có thai nếu đi kèm với phù thũng và protein niệu (có đạm trong nước tiểu), là khi protein trong nước tiểu là + + + trở lên, tạo nên một bệnh cảnh đặc biệt trong sản khoa thường gọi là hội chứng tiền sản giật – sản giật.
Hiện nay vẫn chưa có một nguyên nhân nào được miêu tả rõ ràng, thế nhưng có thể tìm hiểu một chút về nhân tô dễ phát bệnh và một số học thuyết về nguyên nhân phát bệnh.
(1) Nhân tố dễ phát bệnh: Quá mức căng thẳng, tinh thần bị kích động khiến cho chức năng hệ thần kinh trung ương bị rối loạn; thời tiết lạnh, nhiệt độ thay đổi quá lớn; thai phụ nhỏ tuổi quá hoặc lớn tuổi quá; các bệnh nội khoa như cao huyết áp, viêm thận mạn tính, bệnh tiểu đường, thiếu dinh dưỡng, thiếu máu mạn tính; thể hình mập thấp; tử cung quá to do song thai, thai to, nước ối quá nhiều; bệnh sử gia đình, một số người bệnh có khuynh hướng di truyền từ gia tộc.
(2) Học thuyết nguyên nhân gây bệnh:
Học thuyết miễn dịch. Mang thai được coi là một kiểu cấy ghép dị thể, nếu hệ miễn dịch giữa mẹ và thai nhi mất cân bằng thì sẽ gây bệnh.
Học thuyết thiếu máu nhau thai tử cung. Những thai phụ mới mang thai, đa thai, nước ối quá nhiều, tử cung trướng lên quá cao … ảnh hưởng đến việc cung cấp máu, gây nên hiện tượng thiếu máu, thiếu ôxy ở nhau thai tử cung.
Hội chứng cao huyết áp mang thai và endothelin (ET) huyết tương. Endothelin là một loại cầu peptide do các tế bào trong huyết quản phóng thích, là một phân tử có độ co giãn huyết quản rất mạnh, ET và thromboxane, phân tử co giãn huyết quản và prostacyclin phải giữ được động thái cân bằng, một khi huyết quản bị tổn thương, thì ET và thromboxane sẽ gia tăng, phân tử co giãn huyết quản và prostacyclin giảm thiểu, từ đó mất đi sự cân bằng và dẫn đến chứng cao huyết áp.
Canxi máu và hội chứng cao huyết áp. Những năm gần đây cho rằng hội chứng cao huyết áp xảy ra là có liên quan đến sự thiếu canxi. Có tài liệu chứng minh rằng, thiếu canxi trong thai kỳ thì con người và động vật đều có thể bị cao huyết áp, dẫn đến hội chứng cao huyết áp phát sinh. Các bác sĩ không nên tùy tiện hướng dẫn thai phụ lạm dụng chất canxi, mà nèn hướng dẫn thai phụ ăn nhiều thực phẩm có chứa canxi.
Cũng có những học giả cho rằng cao huyết áp có liên quan đến nhân tố di truyền.
Những phụ nữ mang thai bình thường, do các hormon sinh dục nam trong cơ thể gia tăng, chức năng hợp thành protein trong cơ thể được tăng cường, từ đó làm cho hyper- tensin trong cơ thể nhiều lên, mà chính hypertensin là chất chủ yếu gây nên co mạch quản và huyết áp tăng cao.
Phụ nữ bị huyết áp cao trong thời kỳ mang thai có nguy cơ bị mắc các chứng đột quỵ, các bệnh về tim mạch và thận trong cuộc sông sau này cao hơn. Nhiều tài liệu chứng minh rằng, phụ nữ có huyết áp cao trong thời kỳ mang thai có nguy cơ bị chứng đột quỵ cao gấp 2 lần những phụ nữ có huyết áp bình thường trong thời kỳ mang thai. Họ cũng có nguy cơ bị bệnh tim và nguy cơ tăng huyết áp sau tuổi 40 cao gấp 1,5 lần. Những phụ nữ trải qua chứng huyết áp cao trong thời kỳ mang thai cũng có khả năng có số lượng protein albumin trong nước tiểu ít hơn. Đây là dấu hiệu ban đầu của bệnh thận. Ngoài ra, khi chứng cao huyết áp đã phát triển đến mức nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai, nó có thể gây nên hiện tượng không đông máu làm cho sản phụ khi sinh nở sẽ bị mất máu nhiều, ảnh hưởng rất lớn đêjn thai nhi và thai phụ, và có thể dẫn đến thiếu máu, nhau thai đứt sớm và thai nhi tử vong.
Thai nhi và mẹ liên kết với nhau bởi dây rốn, dây rốn thông qua nhau thai nằm trong tử cung của mẹ, hấp thụ các loại dưỡng chất đến từ cơ thể mẹ. Khi thai phụ bị hội chứng cao huyết áp thai kỳ, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc có thể không. Nếu là bệnh cao huyết áp thoáng qua thì không đáng lo ngại nhưng khi bệnh nặng hơn thì không những gây nhiều nguy cơ đối với bản thân thai phụ, mà đối với thai nhi cũng có những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là làm bé chậm phát triển.
Bệnh cao huyết áp có thể chuyển thành tiền sản giật rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Tiền sản giật có thể gây ra các vấn để ở não như đau đầu và động kinh, ở mắt như giảm thị lực, ở gan, ở máu và các cơ quan khác. Tiền sản giật làm cho thai nhi chậm phát triển. Ở những thai phụ có tiền sản giật cộng với động kinh, có nhiều nguy cơ gây thai chết lưu. Khi bệnh tình ở thai phụ trở nên nghiêm trọng, để giảm bớt độ nguy hại do bệnh gây nên, có thể phải chấm dứt thai kỳ sớm, từ đó dẫn đến tĩ lệ sinh non rất cao, mà trẻ sinh non sẽ khó nuôi, thêm vào đó là thể chất yếu, vì vậy mà tỉ lệ tử vong ở trẻ cũng rất cao.
Đâu là sữa bà bầu tốt nhất để thai nhi khỏe mạnh thông minh? Mẹ hãy xem ngay tại đây.
Triệu chứng của hội chứng cao huyết áp thai kỳ thường biểu hiện theo giai đoạn và tiến trình phát triển, sự nặng nhẹ của bệnh có khác biệt lớn. Khi bệnh nhẹ có thể không cảm giác thấy điều gì, nhưng khi bệnh nặng xuất hiện thì thường là đã quá muộn, điều trị rất khó khăn, và có nguy cơ làm tổn hại đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi, nguy hại đến cả tính mạng. Vì thế, phòng tránh hội chứng cao huyết áp xảy ra khi mang thai chính là vấn đề mấu chốt để giảm bớt tỉ lệ tử vong ở thai phụ và thai nhi.
Các bác sĩ phụ sản nên chủ động tuyên truyền để các thai phụ biết được tính quan trọng của việc khám thai. Có thể mở các lớp hướng dẫn sản phụ để tuyên truyền kiến thức y học phổ thông, từ đó giúp thai phụ nhận biết được những kiến thức cơ bản trong việc gìn giữ sức khỏe, đồng thời hiểu được tính chất thông thường của một số căn bệnh nguy hiểm. Mỗi thai phụ sau khi mang thai đều cần phải khám thai định kỳ, đối với những người có lịch sử hoặc di truyền từ gia tộc như mang thai song sinh, béo phì, thiếu máu, cao huyết áp, bệnh thận hay những bệnh về máu huyết v.v… thì cần đặc biệt coi trọng việc khám thai, để tăng cường việc bảo vệ sức khỏe.
Bạn nên thêm cam vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình khi bị cao huyết áp thai kỳ. Theo nghiên cứu, bổ sung vitamin C trong chế độ dinh dưỡng là một cách an toàn để duy trì mức huyết áp luôn ổn định. Và tất nhiên, cam là một trong những “ứng cử viên” sáng giá nhất trong các loại rau củ quả, nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào.
Giàu kali và chất xơ, chuối cũng là loại thực phẩm thích hợp trong trường hợp huyết áp của bạn có xu hướng gia tăng. Kali có khả năng đào thải bớt lượng muối natri dư thừa ra khỏi cơ thể và giúp ổn định huyết áp tốt hơn.
Không chỉ có tác dụng giảm huyết áp, nguồn a-xít béo omega 3 dồi dào trong cá hồi còn giúp tăng cholesterol tốt, giảm triglycerides và làm chậm sự tăng trưởng của mảng bám động mạch.
Ăn chocolate đen thường xuyên, mẹ bầu có thể giúp cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả? Bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết chất flavonol trong chocolate đen còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và đột quỵ, bằng cách cải thiện tính đàn hồi của mạch máu.
Sữa chứa nhiều canxi, giúp hỗ trợ cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng, bộ 3 “hiệp sĩ” canxi, kali và magiê có trong sữa cũng có tác dụng hữu hiệu trong việc giảm huyết áp. Ngoài ra, mẹ có thể dùng sữa bầu tốt để mẹ bầu có được đủ dinh dưỡng cho thai kỳ.
Hai loại quả này có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và giáng áp. Là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả sẽ có khả năng phòng chống cao huyết áp rất tốt.
Rau cần có chứa các dưỡng chất tốt cho cơ thể như carotene, vitamin C, nicotinic acid, mannite, đặc biệt là một số chất dinh dưỡng trong lá rau cần phong phú hơn trong thân của nó với tác dụng thanh nhiệt mát máu, tỉnh não, lợi tiểu, an thần và giảm huyết áp. Những thai phụ bị huyết áp cao trong thai kỳ nên thường xuyên ăn rau cần có thể giúp giảm huyết áp, phòng tiền sản giật.
Sữa bầu tốt có tác dụng giúp mẹ bầu tăng cường các chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, khi mẹ bầu bị cao huyết áp, việc lựa chọn sữa dùng trong thai kỳ nên kỹ lương hơn. Mẹ bầu nên lựa chọ sữa bà bầu ít béo, có lượng đường thấp để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hoặc mẹ có thể sử dụng các loại sữa từ thực vật như sữa đậu nành, sữa hạt,…để có thể có được đủ dưỡng chất một cách an toàn.
Mẹ hãy xem thêm về sữa dành cho bà bầu tốt nhất tại https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/tag/sua-tot-danh-cho-ba-bau
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…