Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Với trẻ dưới 1 tuổi thì nguyên nhân chủ yếu là do sự chưa trưởng thành của đường ruột. Vậy sữa nào tốt cho bé sơ sinh giúp con giảm nôn trớ, giúp đường ruột con khỏe mạnh? Các mẹ hãy tìm hiểu nhé!
Nếu thỉnh thoảng ăn no trẻ bị nôn hoặc trớ khi thay đổi tư thế, khi khóc… mà không kèm theo triệu chứng nào khác như sốt, đau bụng, tiêu chảy, quấy khóc, cong người và ôm bụng ở trẻ nhỏ, trẻ vẫn lên cân và phát triển tốt về tâm vận động, có thể đường ruột của bé chưa trưởng thành hoặc do bé ăn quá no.
Hiện tượng này thường không có gì đáng ngại, thường hết vào lúc trẻ bắt đầu biết đi, nghĩa là khoảng 12-14 tháng tuổi. Nhưng nếu hiện tượng đó lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn nên cho trẻ đi khám bác sĩ vì có thể có liên quan đến một dị dạng nào đó của đường tiêu hóa, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Nếu trẻ đang khỏe mạnh bỗng có nôn trớ kèm sốt, tiêu chảy: Nguyên nhân có thể do trẻ bị bệnh về tai mũi họng, bệnh đường ruột; viêm não và màng não, hoặc do trẻ bị cảm nóng hoặc cảm lạnh.
Bỗng nhiên bị nôn trố, sốt hoặc không sốt, không muốn ăn uống, hoặc ăn uống gì vào là nôn trố ra hết ngay, kèm theo đau bụng, cong người, ôm bụng kêu khóc, không đi tiêu được hoặc
đi có chút máu, bé có thể bị rối loạn tiêu hóa hoặc lồng ruột, tắc ruột, đau ruột thừa… Lúc này cần cho trẻ tới bệnh viện ngay.
Nếu sau khi đổi chế độ ăn mà trẻ hay nôn thì bạn cần xem lại chế độ ăn có thích hợp với trẻ không? Bạn có thay đổi chế độ ăn đột ngột quá không? Thành phần các thức ăn có mất cân đối không?
Nếu sau khi trẻ bị ốm mà có hiện tượng nôn trổ, đó có thể là phản ứng bình thường do cơ thể chưa kịp thích nghi trở lại với cuộc sống thường nhật.
Một số trẻ nhỏ có thể bị nôn trớ do tâm lý, làm nũng cha mẹ và người lớn trong gia đình, do căng thẳng, bất an…
Trước khi biết sữa nào tốt cho bé sơ sinh giúp con giảm nôn trớ mẹ hãy tham khảo một số phương pháp xử lí khi bé bị nôn trớ nhé!
– Ngoài việc dùng loại sữa chuyên dụng để chống nôn trớ cho trẻ nhỏ. Với trẻ nhỏ khoảng 3-4 tháng tuổi nếu không có sữa chuyên dụng có thể cho vào sữa của trẻ một vài thìa cà rốt hoặc rau nấu nhừ nghiền nhỏ.
– Tránh cho trẻ ăn quá nhiều chất, bú quá nhanh hoặc quá chậm.
– Xem lại núm vú nếu trẻ bú bình, tốc độ chảy nhanh quá cũng hay gây nôn trớ do trẻ hít quá nhiều hơi trong khi bú bình.
– Chia nhỏ bữa ăn nhưng vẫn cần chú ý đủ số lượng trong ngày.
– Khi cho trẻ bú (bú mẹ hoặc bú bình), không nên để trẻ ở tư thế gập người nhiều.
– Luôn cho trẻ ăn trong môi trường yên tĩnh và trong lành.
– Không đặt trẻ nằm ngay sau khi ăn mà nên bế trẻ ở tư thế đầu cao chừng 10-20 phút, đầu trẻ dựa vào vai người lớn, một tay đỡ lưng trẻ, một tay vỗ nhẹ nhàng lên vùng lưng trên của trẻ để giúp trẻ ợ ra lượng hơi đã nuốt vào.
– Tránh cho trẻ không phải ngửi khói thuốc lá vì đây cũng là của việc nôn trớ của trẻ.
– Tránh cho trẻ uống nước quả quá sóm, đặc biệt là nuớc cam. Với trẻ lớn, nên cho trẻ uống nước quả sau bữa ăn chừng 30 phút đến 1 giò.
– Tránh cho trẻ uống nước ngọt có ga.
– Không quấn tã quá chặt hoặc cho trẻ mặc quần áo quá chật.
– Với trẻ sơ sinh, chỉ nên cho trẻ nằm ngửa.
– Tránh cho trẻ bị căng thẳng về tâm lý, tạo không khí gia đình vui vẻ, đặc biệt là khi trẻ ăn.
– Chế biến món ăn phù hợp với trẻ.
– Không nên cho trẻ ăn thức ăn dạng miếng quá sớm.
Từ lâu, nhiều mẹ chống nôn trớ cho bé bằng cách bổ sung tinh bột vào sữa để tạo độ sánh (tăng độ nhớt). Vì sao cách này lại hiệu quả?
Bình thường, sữa mẹ hay thức ăn sẽ đi qua miệng, xuống thực quản, qua tâm vị rồi vào dạ dày. Cần biết để ngăn dòng trào ngược từ dạ dày vào thực quản, tâm vị cần phát triển cơ vòng thực quản dưới. Vài tháng đầu sau sinh, vòng cơ này vẫn còn tiếp tục thay đổi nên bé dễ nôn trớ. Hơn nữa, dạ dày bé sơ sinh còn nằm ngang, góc giữa thực quản và dạ dày là góc từ nên không thể ngăn ngừa dòng trào ngược khi dạ dày căng to.
Mặt khác, môn vị – van giữa dạ dày và ruột lại rất phát triển. Môn vị, ở dưới đóng quá chặt, trong khi tâm vị, ở trên lại lỏng lẻo khiến thức ăn dễ bị ứ đong. Thức ăn chủ yếu của bé sơ sinh lại là chất lỏng, bé còn hay nằm nhiều. Tất cả những điều này khiến bé thường xuyên bị nôn trớ trào ngược
Chính vì vậy, thay đổi chế độ ăn bằng cách chuyển sang chế độ đặc là biện pháp phòng ngừa và giảm nôn trớ sinh lý hiệu quả.
Hiện nay có 3 phương pháp làm đặc chế độ dinh dưỡng thường được các mẹ áp dụng.
– Đơn giản nhất chính là bổ sung tinh bột trong phần bột, cháo hay sữa của bé. Tuy nhiên, bột hay cháo quá nhiều tinh bột có thể ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá cũng như phát triển của bé. Lượng tinh bột trong sữa cũng không được vượt quá 2% (tức là 2g/ 100ml).
– Cách thứ hai chính là sử dụng bột, gạo, hoặc bột ngũ cốc bổ sung vào sản phẩm dinh dưỡng. Hạn chế của phương pháp này chính là làm sản phẩm dinh dưỡng bị đặc, sánh trước khi uống nên thường gây tắc các núm vú. Ngoài ra, cách này còn làm thay đổi thành phần công thức, giảm hiệu quả của sản phẩm dinh dưỡng.
– Cách cuối cùng cũng là cách khắc phục được những khuyết điểm của hai phương pháp trên, chính là cho bé sử dụng sản phẩm dinh dưỡng với tinh bột tinh chế. Phương pháp này giúp giữ nguyên thành phần công thức giúp bé hấp thu tốt và độ đặc sánh của sản phẩm chỉ tăng lên trong môi trường acid của dạ dày, giúp hạn chế tình trạng nôn trớ trào ngược.
Vậy sữa nào tốt cho bé sơ sinh giảm nôn trớ hiệu quả?
Như vậy, để giảm nôn trớ hiệu quả cho bé cũng như tiết kiệm công sức và thời gian cho mẹ, mẹ có thể chọn mua sữa cho bé sơ sinh có tác dụng hạn chế tình trạng nôn trớ trào ngược ở trẻ như Optimum Comfort của Vinamilk. Hoặc chọn các sản phẩm dinh dưỡng được làm đặc nhờ một lượng cacbohydrate được thay thế bằng một lượng tinh bột bắp với tỉ lệ nhỏ hơn 2g/ 100 ml, phù hợp với tiêu chuẩn của Codex.
Ngoài ra, Optimum Comfort còn phải cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng khác để bé phát triển toàn diện như: Hệ chất xơ hòa tan prebiotic GOS: FOS và men vi sinh probiotic Bifidobacterium BB-12 hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ; các dưỡng chất DHA, ARA, Lutein hỗ trợ phát triển trí não; Nucleotide giúp tăng hệ miễn dịch cho bé.
Tin rằng với bài viết trên, mẹ đã có những biện pháp giúp bé giảm nôn trớ hiệu quả và phù hợp. Chúc bé của mẹ luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt.
Cảm ơn các mẹ đã đọc bài viết: “Sữa nào tốt cho bé sơ sinh giúp con giảm nôn trớ?”
Để biết thêm chi tiết vui long nhấp Tại Đây
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…