Không còn nghi ngờ gì nữa, cốt lõi của việc giáo dục trẻ nhỏ là dạy trẻ biết cách vận dụng những kiến thức và đạo lý trong xử lý và giải quyết mọi việc nhưng lại có rất nhiều bậc cha mẹ coi nhẹ việc làm này.
Một người cuối cùng có thể phát triển như thế nào? Đối với sự trưởng thành của trẻ mà nói thì việc giáo dục trong thời kỳ thiếu niên nhi đồng có một vai trò cực kỳ to lớn mang tính quyết định trong việc có bồi dưỡng được tâm thái tích cực và nhân cách lành mạnh cho trẻ hay không. Trong đào tạo tâm thái và nhân cách thì vấn đề then chốt là bồi dưỡng cho trẻ có được ý thức tự mình tích cực, đó cũng chính là ý thức chủ động, tự tin, độc lập, tự chủ.
Tại sao ý thức tự mình lại quan trọng nhất?
Ý thức tự mình là chỉ sự nhận thức và đánh giá của một người về bản thân người đó, sự kỳ vọng và yêu thương đối với chính họ. Trong tâm lý học thường có thói quen chia kết cấu bên trong của ý thức thành 3 phần là nhận thức, tình cảm và ý trí, cho nên người ta cũng thường đứng trên ba phương diện này để phân tích ý thức đối với bản thân, thái độ với bản thân và sự điều tiết đối với hành vi, bao gồm tự nhận thức, tự đánh giá, tự mình quan niệm, tự tôn, tự trọng, tự tin, khả năng tự khống chế, tính độc lập… Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, con người không phải khi sinh ra đã có ngay ý thức tự mình. Khoảng 1 đến 2 tuổi, đứa trẻ mới biết tên của mình, đồng thời biết dùng tên của mình và đại từ nhân xưng “tôi” để xưng hô tự mình. Điều đó đánh dấu việc trẻ bắt đầu chuyển mình từ khách thể sang chủ thể để nhận thức, từng bước hình thành ý thức tự mình. Nếu như một người có thể tự khẳng định mình, tự nhận thức, đánh giá và kỳ vọng vào bản thân, thì có thể tự tin, tự chủ, tự cường.
Trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ cho dù có nhiều nhân tố tác động, nhưng chung quy lại đó là kết quả của việc trao đổi tin tức giữa đứa trẻ đó với thế giới xung quanh. Cũng có thể nói rằng, một đứa trẻ cảm nhận và tiếp thu được kích thích tin tức như thế nào thì sẽ đưa ra phản ứng như thế ấy; tiến hành giao lưu với thế giới bên ngoài như thế nào thì sẽ hình thành và tạo ra tố chất như thế đó. Bộ máy điều hành chung và quan trọng nhất của việc giao lưu là cơ chế tâm lý và thái độ tâm lý của con người. Nếu giao lưu tin tức với thế giới xung quanh bằng ý thức tự chủ thì sẽ được số lượng nhiều, tốc độ nhanh, chất lượng cao và có thành tựu; còn nếu giao lưu tin tức với thế giới xung quanh bằng ý thức tự mình tiêu cực hay nói cách khác là bằng thái độ tự ty, bị động, thì sẽ được số lượng ít, tốc độ chậm và thành tích kém. Do đó, có thể thấy rằng, một người cuối cùng sẽ phát triển như thế nào là do thái độ của bản thân người đó quyết định.
Đối với trẻ nhỏ thì không thể tự nhiên, không người hướng dẫn mà có được ý thức tự mình tích cực mà phải thông qua việc giáo dục, bồi dưỡng của cha mẹ và thầy cô giáo. Do đó, các bậc cha mẹ thực sự yêu thương con cái, những thầy cô giáo thực sự biết dạy dỗ học sinh, nhất định phải làm cho trẻ biết rằng, chúng có thể tự đi được, tự làm được, và đừng để trẻ nản lòng.
*Bài viết liên quan:
https://www.vinamilk.com.vn/sua-bot-vinamilk/vi/san-pham/optimum-gold