Tăng sức đề kháng cho bé chỉ từ những điều nhỏ nhặt nhất như chú ý về an toàn thực phẩm, vệ sinh nhà bếp sạch sẽ hay lựa chọn những món ăn phụ hợp lý và dinh dưỡng,… chắc hẳn không nhiều cha mẹ nghĩ đến. Nếu bạn là một trong số đó thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để cập nhật thông tin hữu ích giúp bé tăng cường sức đề kháng tốt nhất nhé.
Sức khỏe của trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi các loại thực phẩm có chất lượng kém, nên bạn cần phải hết sức cẩn trọng trong việc nấu nướng và bảo quản thức ăn cho trẻ, để có thể giúp tăng sức đề kháng cho trẻ tốt nhất. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý cọ rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng dùng để chế biến và chứa đựng thức ăn cho trẻ.
– Để trứng, thịt và cá sống cách xa trái cây và rau củ. Đồ dùng để đựng thịt, cá và rau quả nên để riêng nhau. Nên dùng hai cái thớt riêng để chế biến thịt cá và các loại rau quả. Rửa tay thật sạch trước và sau khi chế biến những loại thức ăn sống.
– Chỉ hâm nóng thức ăn một lần và sau khi rã đông, phải hâm nóng thức ăn lại thật kỹ để diệt vi khuẩn. Nên cho trẻ ăn liền, không nên để qua ngày hôm sau.
– Không nên cho trẻ ăn tiếp phần thức ăn mà trẻ đã ăn dở trước đó. Bởi vì, nước miếng của trẻ có rất nhiều vi trùng, sau khi ăn vi trùng sẽ bám vào muỗng và thông qua muỗng, vi trùng sẽ lây sang thức ăn.
Trong thời gian cất thức ăn trở lại, vi trùng sẽ có dịp sinh sôi, phát triển làm biến đổi các thành phần dưỡng chất có trong thức ăn. Nếu cho trẻ dùng những thức ăn thừa này, rất có thể trẻ sẽ bị đau bụng, tiêu chảy, hoặc nặng hơn là bị ngộ độc thức ăn. Do đó, nếu khẩu phần ăn nhiều hơn nhu cầu của trẻ, bạn nên múc ra một chén nhỏ riêng rồi bón từ từ cho trẻ.
– Nên nhớ ghi thời gian sử dụng nếu bảo quản thức ăn của trẻ bằng cách đông lạnh để tránh trường hợp cho trẻ dùng những thức ăn đã quá thời hạn.
– Không nên đê thức ăn của trẻ bên ngoài tủ lạnh, vì trong điều kiện nhiệt độ bình thường, vi trùng có thể sinh sôi nảy nở nhanh chóng, và thức ăn dễ bị ôi thiu. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là trước khi đem bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn phải nguội hoàn toàn. Bạn có thể làm cho thức ăn nguội nhanh bằng cách để trong nước lạnh.
– Nên cho trẻ ăn hết phần thức ăn đã được hâm nóng sau khi lấy ra từ tủ đông trong vòng 24 giờ.
– Đậy kín tất cả các loại thức ăn, nước uống dành cho trẻ để tránh nguy cơ lây nhiễm độc, vi trùng xâm nhập từ các côn trùng như ruồi, gián, chuột hoặc thú nuôi như chó, mèo.
Thực hiện một vài nguyên tắc đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn giũ được vệ sinh thực phấm cho trẻ:
– Rửa tay thật sạch trước khi làm thức ăn cho trẻ và khi cho trẻ ăn.
– Rửa tay trẻ sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn, vì trong khi ăn, trẻ có thể cầm nắm thức ăn hoặc cho cả nắm tay vào miệng.
– Sau khi cho trẻ ăn xong, bạn nên cọ rửa sạch sẽ và vô trùng tất cả các vật dụng có liên quan, sau đó để khô ráo và sử dụng cho lần sau.
– Lau chùi tất cả các con dao, rổ, rá, thớt dùng để chế biến thức ăn cho trẻ và phơi khô.
Lưu ý:
Từ khi mới chào đời cho đến khoảng 6 tháng tuổi, trẻ chỉ cần bú sữa mẹ hoặc sữa formula là đã có đủ những dưỡng chất cần thiết.
Từ 6 tháng đến một năm tuổi, ngoài 500 đến 800ml sữa mẹ hay sữa formula/mỗi ngày, trẻ vẫn cần được cung cấp thêm một chế độ dinh dưỡng bổ sung.
Đa phần, nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến dinh dưỡng của bữa ăn chính mà quên mất rằng bữa ăn phụ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho bé. Sau đây là các món ăn phụ đơn giản, dễ làm mà cực kỳ hiệu quả mà mẹ có thể chuẩn bị cho bé:
Bao gồm những lát cà rốt, dưa leo, bông cải, khoai tây, cà chua… Bước đầu, bạn nên hấp hoặc luộc chín mềm rồi để trẻ tự bốc ăn. về sau, trẻ đã quen với việc nhai và nuốt, bạn có thể cho trẻ ăn một số món ăn không cần nấu chín.
Bao gồm những lát chuối, táo, lê, dưa hấu… Ban đầu nên cho trẻ làm quen với những loại trái cây chín mềm như chuối, xoài, dưa hấu, hồng… Nếu lê, táo vẫn còn quá cứng đối với trẻ, bạn nên hấp chín mềm rồi cho trẻ ăn. Ngoài ra, một số trẻ nhạy cảm có thể bị dị ứng với trái dâu và kiwi. Do thế, bạn nên cho trẻ thử dùng trước một ít để xem trẻ có bị dị ứng hay không.
Bao gồm mít, mơ, táo, hồng, nho… Tuy nhiên do sấy khô nên những loại trái cây này cứng hơn và khó nhai đối với trẻ.
Bao gồm bánh mì, bánh ngọt, bánh bông lan, bánh kem… Đây là món ăn khá phù hợp và ưa thích của trẻ nhỏ.
Bao gồm bánh xăng – uýt nhân kem, chuối, bơ, thịt, cá… Đây là món ăn khoái khẩu của trẻ và cung cấp khá đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
Bên cạnh những món ăn dinh dưỡng cho bé thì mẹ nên kết hợp thêm các loại trẻ với những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức đề kháng cho bé. Mẹ có thể tham khảo một số thương hiệu sữa có uy tín trên thị trường hiện nay, giúp tăng cường hệ miễn dịch tối ưu cũng như hỗ trợ phát triển trí não và chiều cao cho bé như Vinamilk, Abbott, Enfa…
Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…
Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…
Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…