Tìm hiểu sự di truyền từ cha mẹ qua con cái

Con trẻ thường mang những vết tích của gia tộc, ông bà tổ tiên. Vì thế gặp một đám trẻ trong một học đường, chúng ta thấy chúng giống cha mẹ sinh thành ra chúng.

Có đứa giống ông ngoại, đứa khác giống ba, đứa lại giống ông nội. Đó là biểu hiện chứng minh con trẻ mang nhiều vết tích của dòng tộc. Không chỉ dừng lại ở đó, trẻ còn có nhiều biểu hiện để thể hiện sự di truyền từ cha mẹ, ông bà qua con trẻ.

Trẻ mang nhiều vết tích của dòng tộc

Trong một lớp mẫu giáo trẻ này không giống trẻ kia về đức tính, về diện mạo; con ông A khác con ông B. Đây là luật di truyền về phương diện tinh thần lẫn thể xác.

Chúng ta biết con trẻ ra đời do cha mẹ, chịu những đặc điểm nét mặt thân hình của cha mẹ, đôi khi mang một vài tật xấu về thân thể, đôi khi mang những nét di truyền sa sút của tinh thần cha mẹ. Chính cha mẹ lại chịu sự di truyền do ông bà mang đến, từ những khuynh hướng những nhược điểm. Thêm vào đó, những thay đổi cá nhân bởi cách thức sống, bởi những thói quen, bởi hoàn cảnh sống của mỗi người.

Trẻ mang tập quán, nét mặt của cha mẹ

Ảnh hưởng của cha mẹ làm thành tập quán và rõ rệt nhất trên nét mặt, đôi khi trong cách đi đứng, trong cử chỉ, lời nói. Chúng ta quan sát thân hình con trẻ với màu da, mái tóc, khi nó ngồi, khi nó đứng, khi nó nói. Tất cả những cái đó phản ảnh tâm trạng bên trong. Nhiều trẻ giống ba nó về nước da thân mình, nhiều trẻ giống má trong kiểu ăn tiếng cười. Chúng ta gặp trường hợp rõ ràng con trẻ lai da đen, tóc nó xoăn xoăn như mớ bòng bong, da đen ngăm như bánh mật.

Chúng ta thấy con trẻ thường có những đức tính, những tật xấu như cha mẹ sinh thành ra nó. Nhưng ý chí tiến thủ của con trẻ theo thời gian, lần lần vì hoàn cảnh tính di truyền của cha mẹ sút kém đi. Con cái còn hấp thụ của cha mẹ một vài yếu tố về tinh thần như cảm giác tế nhị, tưởng tượng đậm đà, ý chí nhanh nhẹn, rồi có những hình thức nhớ người, nhớ tiếng nói, tiếng động. Ngoài ra còn ảnh hưởng tập quán tinh thần của cha mẹ như óc nghệ thuật, chí mạo hiểm, thích trèo non lặn suối, trí khôn sáng suốt hay đần độn.

Trên phương diện luân lý

Trên phương diện luân lý, con trẻ chịu ảnh hưởng những phương hướng tốt hay xấu của cha mẹ, có khi phải ảnh hưởng những tập tục bất chính của gia đình như khuynh hướng dâm dục, khuynh hướng rượu chè, khuynh hướng phạm tội ác giết người, trộm cướp,… Những điều trên kia, chúng ta thấy sự thật trong các gia đình, truyền lại từ cha đến con, đặc biệt rõ ràng trong một vài đức tính, tài khéo tay chân.

Con trẻ luôn luôn có ý chí bảo toàn tự do để điều khiển đời sống, nó khuynh hướng về mặt sinh hoạt xã hội, nghề nghiệp. Chúng ta đem những đồ chơi: Tàu bay, xe hơi, máy cày, tập sách đến sẽ thấy con trẻ tự nhiên bộc lộ năng khiếu của mình. Dòng họ, cha mẹ ông bà còn giúp con trẻ cố gắng hay nhụt chí tiến thủ. Con cái bởi những cha mẹ nghiện ngập sẽ dễ dàng say rượu chè và khó khăn chiến đấu với khuynh hướng hư đốn này. Nhưng một khi con cái của gia đình lành mạnh, truyền thống thường gây cho mình ý chí anh hùng tuấn kiệt, hay ít ra không đam mê xa xỉ.

Những đức tính xấu của cha mẹ và đức tính tốt truyền lại thật rõ ràng. Ai có con mà chẳng muốn cho con nên người lành mạnh, người tài ba, hữu ích cho đời. Ngay bây giờ, chúng ta tập cho mình cuộc sống chính trực, không đam mê rượu chè, không bê tha, tích cực tạo cho cơ thể cường tráng, trí hiểu hết sẽ là cội nguồn tốt cho con trẻ.

Qua những điều này, có thể thấy được rằng trách nhiệm của cha mẹ chính là phải góp phần làm cho thế hệ thiếu nhi được hoàn toàn tươi mới, có cái để con trẻ học hỏi và nối nghiệp cha ông. Bạn cũng có thể xem thêm cách chăm sóc sức khoẻ cho trẻ nhỏ tại đây để con luôn khoẻ mạnh.

Admin

Share
Published by
Admin

Recent Posts

Mẹ bỉm cần lưu ý những gì khi mang thai tháng đầu tiên

Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý…

1 year ago

Những điều cần biết về các loại tã cho trẻ sơ sinh

  Các loại tã cho trẻ sơ sinh bao gồm những gì Việc lựa chọn…

1 year ago

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung chính là tình trạng mà bào thai không nằm ở trong…

4 years ago