Trong suốt quá trình mang thai, nhiều bà mẹ thường mắc các sai lầm trong việc ăn uống, dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành và phát triển của thai nhi. Bài viết dưới đay sẽ chỉ rõ cho các bà mẹ những sai lầm thường gặp và lời khuyên hữu ích trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu, giúp mẹ khỏe thai nhi phát triển đều đặn.
Sai lầm của mẹ bầu trong quá trình mang thai
Bà bầu kén ăn có những nguy hại gì?
Nếu muốn sinh ra một đứa trẻ thông minh lanh lợi, khỏe mạnh hoạt bát, thì dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai là một vấn đề vô cùng quan trọng.
Thai phụ cần tăng cường dinh dưỡng. Trong suốt quá trình mang thai thì cơ thể thai phụ cần một lượng dinh dưỡng lớn để cung cấp và chia sẻ cho thai nhi. Những dưỡng chất mà mẹ bầu hấp thu sẽ được cung cấp cho quá trình trao đổi chất cũng như quá trình phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh nở thì mẹ bầu cũng cần một hàm lượng dinh dưỡng dự trữ để giúp mẹ “vượt cạn” thành công.
Hầu hết các trường hợp bị sảy thai, sinh non hay mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng, phát bệnh trong quá trình mang thai, sinh nở đều do mẹ bầu không có đủ chất, đặc biệt là nhiệt năng. Mà nguồn gốc của nhiệt năng đều xuất phát từ những thực phẩm mẹ bầu bổ sung trong chế độ dinh dưỡng.
Những chất dinh dưỡng mà thai phụ cần đến có protein, hợp chất cácbon hydrat, đạm, vitamin và khoáng chất. Sau khi cơ thể hấp thụ những dưỡng chất thiết yếu từ các thực phẩm mẹ bầu ăn, lúc này hệ tiêu hóa bắt đầu thực hiện chức năng phân giải thực phẩm phức tạp để nghiền nhỏ và phân loại thành những thành phần đơn giản hơn. Sau đó, các thành phần này thông qua thành ruột và thẩm thấu vào huyết dịch, cung cấp cho cơ thể toàn bộ năng lượng thiết yếu, chỉ giữ lại một phần nhỏ.
Thai phụ ăn mặn có hại gì đối với thai nhi?
Có không ít thai phụ trong thời kỳ mang thai, do những phản ứng của thai kỳ khiến họ cảm thấy miệng lưỡi nhạt nhẽo, và thích ăn mặn. Theo nhiều nghiên cứu từ những chuyên gia y tế thì việc mẹ bầu ăn quá mặn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.
Nguyên nhân chủ yếu là do nếu mẹ hấp thụ quá nhiều lượng muối thì muối sẽ khiến cho lượng nước được tích trữ trong cơ thể mẹ nhiều và có khả năng mẹ bầu sẽ bị phù nề, từ đó mẹ bầu có nguy cơ bị các căn bệnh về tim và gan. Nếu chức năng tim và gan của mẹ suy giảm, mẹ bầu có thể bị cao huyết áp trong quá trình mang thai, từ đó ảnh hưởng xấu đến sự hình thành và phát triển của thai nhi. Chính vì những lí do nêu trên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều muối trong chế độ dinh dưỡng của mình.
Nhưng mẹ bầu không nên hiểu nhầm rằng không được ăn quá mặn thì ăn nhạt lại có lợi. Điều đó là hoàn toàn sai lầm bởi vì cơ thể mẹ bầu dù thiếu muối hay thừa muối thì đều nguy hiểm. Nếu cơ thể mẹ bầu thiếu muối thì mẹ bầu thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, sức đề kháng bị giảm cũng như thai nhi trọng bụng mẹ cũng có khả năng gặp nguy hiểm.
Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ bầu là chỉ nên hấp thụ mỗi ngày lượng muối dưới 5 gam. Trong đó, 1/3 lượng muối là từ những thực phẩm có chứa natri và lượng muối còn lại chúng ta sẽ nêm nếm trong khi chế biến thức ăn.
Thai phụ ăn kiêng một cách tùy tiện có những nguy hại gì?
Phụ nữ sau khi mang thai cần tăng cường việc ăn uống để cung cấp những dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con, nhưng cũng có một số ít thai phụ, vì muốn thân hình thon thả, hoặc sợ thai nhi quá to, sinh nở khó nên đã tìm đến những biện pháp ăn kiêng, cố gắng giảm bớt lượng ăn. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, có nguy hại lớn đối với cả hai mẹ con.
Phụ nữ sau khi mang thai, tử cung, bầu vú, nhau thai đều xảy ra những thay đổi, cần lượng dinh dưỡng lớn trong ăn uống. Khi thai nhi sinh ra có thể trọng từ 3000 – 4000g, thì thai phụ phải có thể trọng tăng lên so với lúc chưa mang thai từ 11 đến 13kg, sự gia tăng này là điều cần thiết, nếu không thai nhi sẽ không thể sinh trưởng phát triển. Nếu thai phụ ăn uống một cách tùy tiện, sẽ làm cho thai nhi bị thiếu dinh dưỡng bẩm sinh. Ngay khi sinh ra, bé sẽ có cơ thể suy nhược, thậm chí còn bị nhiều chứng bệnh mang lại nhiều rủi ro cho bé.
Thiếu dinh dưỡng cũng mang lại những nguy hại nghiêm trọng cho thai phụ, sẽ xảy ra tình trạng khó sinh, thiếu máu, loãng xương v.v… thậm chí còn gây ra những phiền phức sau này.
Vì vậy, thai phụ không nên ăn kiêng tùy tiện, chỉ khi nào đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu về dinh dưỡng cho thai phụ và thai nhi, thì khi ấy mới nghĩ đến việc hạn chế ăn uống để cơ thể không quá mập và thai nhi không quá lớn, dẫn đến khó sinh. Trong tình hình bình thường, cơ thể thai phụ mập lên một chút, sau khi sinh nở chỉ cần tập luyện thì hoàn toàn có thể lấy lại được vóc dáng ban đầu.
Lời khuyên dành cho bà bầu trong quá trình mang thai
Bà bầu nên ăn các thực phẩm thanh đạm
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhiệt độ cơ thể gia tăng nên luôn cảm thấy nóng nực, đường ruột cũng khô hơn, vì thế ăn các thức ăn thanh đạm sẽ giúp cho cơ thể thoải mái hơn, cảm giác dễ ăn hơn, vả lại những món thanh đạm dễ được tiêu hóa và hấp thụ.
Rau xanh, trái cây và những thực phẩm có chứa nhiều các bon là những thứ thanh đạm mà thai phụ nên ăn nhiều.
Bà bầu nên ăn những thực phẩm chua có lợi
Những phụ nữ sau khi mang thai, nhau thai có thể bài tiết ra những hormon ở màng đệm, những hormon này có thể ức chế dạ dày bài tiết ra acid, men tiêu hóa hoạt tính giảm, và có thể ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ, tiêu hóa của dạ dày, do vậy thai phụ có những phản ứng trong thời kỳ đầu mang thai như cảm giác buồn nôn, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, ngủ nhiều v.v… Do vị chua có thể kích thích bài tiết men dạ dày, nâng cao hoạt tính trong men tiêu hóa, thúc đẩy dạ dày co bóp, tăng cảm giác thèm ăn, vì vậy mà phần lớn thai phụ đều thích ăn những loại thực phẩm có vị chua.
Về mặt dinh dưỡng học, thai phụ ăn những thực phẩm có vị chua có lợi cho cơ thể thai phụ cũng như sự phát triển của thai nhi. Sau 2 đến 3 tháng mang thai, xương của thai nhi bắt đầu hình thành, những thức ăn chua có thể làm cho lượng canxi lưu động hình thành muối canxi và tích lại trong xương, thúc đẩy khả năng hấp thụ canxi của thai nhi cũng như sự phát triển của xương.
Những thực phẩm có vị chua còn giúp hấp thụ chất sắt, tạo máu tốt hơn nên sẽ tránh được hiện tượng thiếu máu; vitamin C phần nhiều có chứa trong những thực phẩm có vị chua, nên ăn đồ chua cũng có thể gia tăng hàm lượng vitamin C, có tác dụng quan trọng đối với sự hình thành các cấu tạo, sự phát triển của tim ở thai nhi và chống thiếu máu ở mẹ.
Đương nhiên, không phải toàn bộ thức ăn có vị chua đều như thế, các loại dưa chua, giấm hoa quả cũng như các loại thành phẩm đã qua quá trình lên men… trong quá trình gia công đều bị mất đi một lượng dinh dưỡng vốn chứa trong đó, thậm chí còn sinh ra những chất dẫn đến ung thư dạ dày, ung thư gan v.v…, vì vậy thai phụ nên ăn nhiều các loại thực phẩm có vị chua như trái cây tươi, cụ thể như táo, anh đào, lựu, cam, quýt, nho, cà chua v.v…
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, bà bầu nên kết hợp uống thêm sữa bầu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Nếu bạn là một người kén uống sữa cũng như muốn giữ dáng sau khi sinh thì Dielac Mama Gold của Vinamilk chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bà bầu. Với hương vị Vani thơm ngon, dễ uống cùng hàm lượng chất béo được giảm tới 20% thì chắc chắn bà mẹ nào cũng sẽ thích mê đó.