Bé Khỏe Mẹ và bé

Tìm hiểu nguyên tắc và cách ăn dặm đúng cho trẻ

single image
Trẻ dưới 1 tuổi là thời kỳ cần có sự chăm sóc tốt nhất về dinh dưỡng. Tuy ...

Trẻ dưới 1 tuổi là thời kỳ cần có sự chăm sóc tốt nhất về dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ nên cho bé ăn dặm từ 4 tháng tuổi. Trước 4 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là thức ăn chủ lực cho trẻ.

Nguyên tắc cho bé ăn dặm

Từ 4 đến 6 tháng tuổi: cho trẻ sử dụng bột ăn dặm cho trẻ 4 tháng tuổi với liều lượng bột loãng 2 lần/ngày (cùng với sữa). Số lượng tăng dần từ vài muỗng đến lưng chén. Lúc đầu là bột mịn chín sẵn hoặc chế biến từ thức ăn tươi, sống. Nên cho trẻ làm quen từ bột sữa, bột trứng, bột tàu hủ rồi mới tới bột thịt, bột tôm và các loại ra tán nhuyễn. Không cho trẻ ăn cùng một loại trong nhiều ngày liên tục, vì như thế làm cho trẻ chóng chán, ta nên thay đổi khẩu vị cho trẻ. Với các loại bột đã chín có bán trên thị trường, nên chọn bột có vị lạt, ít nhất cho trẻ ăn loại này đến 3 tuổi để thân thể trẻ trưởng thành hoàn toàn. Nếu trẻ uống sữa bò, cho trẻ uống từ 600 – 750ml/ngày.

Từ 6-9 tháng: Ở thời kỳ này, do vận động nhiều nên trẻ nhanh đói. Vì thế, bột trở thành món ăn dặm hàng ngày, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ. Thức ăn cho trẻ cần chín mềm, cắt nhỏ, nấu nhừ và khoảng ba chén bột đặc vừa hoặc cháo mỗi ngày. Cũng cần tập tập cho trẻ ăn nhiều thực phẩm khác nhau với chế độ ăn đa dạng (dù ngọt hay mặn) đều phải đủ bốn nhóm thực phẩm cơ bản:

+ Nhóm đạm: thịt, trứng, đậu, cá…

+ Nhóm rau: bí đỏ, rau muống, rau dền…

+ Nhóm bột: Bột gạo, bột ngũ cốc…

+ Nhóm béo: Dầu mè, dầu nành, dầu oliu…

Ngoài ra, cần bổ sung trái cây tươi để cung cấp thêm vitamin, chất xơ cho trẻ. Cần lưu ý các bữa ăn dặm nên cách nhau bằng nhiều bữa phụ, có thể là sữa mẹ hoặc sữa ngoài.

Từ 9-12 tháng tuổi: thời gian này trẻ phát triển rất nhanh. Vận động nhiều hơn, trẻ cũng bắt đầu tập ngồi, bước đi và học nói. Mỗi tháng trẻ tăng 300 – 500g cân nặng; chiều cao tăng 0,5-1cm. Ở độ tuổi này, thức ăn đặc trở thành bữa chính. Tiêu chuẩn 3 chén cháo hoặc 3 chén bột đặc mỗi ngày. Cần bổ sung thêm xúp rau, củ, nui, miến, mì…một số chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua, bánh flan…và trái cây tươi như hồng xiêm, chuối, cam, đu đủ…Thành phần một bữa ăn dặm của trẻ cũng phải đảm bảo đủ bốn nhóm thực phẩm cơ bản là đạm, rau, bột và chất béo.

Ăn thế nào mới đúng cách?

Không ít bà mẹ cho rằng con mình luôn cần chất dinh dưỡng từ thịt, cá, tôm cua…để phát triển thể chất cũng như trí tuệ. Quan niệm này chưa được khả thi mấy. Bởi theo chuyên gia dinh dưỡng, tùy từng giai đoạn phát triển, cơ thể trẻ sẽ thích hợp với từng loại chất khác nhau, chẳng hạn bé bị còi xương, suy dinh dưỡng do thiếu máu, cần bổ sung các chất giàu canxi, vitamin D, sắt…Theo tiêu chuẩn của Viện dinh dưỡng Quốc gia, mỗi ngày trẻ dưới 1 tuổi cần 23g protein. Vì thế phải chú ý cần bằng cho mỗi bữa ăn của trẻ. Ngoài ra, cũng nên chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống cho trẻ. 

You may like