Ăn gì cho con thông minh ngay trong thời kì mang thai luôn là nỗi băn khoăn cũng như mong muốn của các bà mẹ. Vậy chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ và bé cưng trong bụng ở giai đoạn quan trọng này như thế nào?
Trong suốt quá trình thai kì, chất dinh dưỡng mà mẹ hấp thụ được truyền cho thai nhi, nên việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng thường xuyên xảy ra. Điển hình là các vitamin – hay sinh tố, là phân tử hoạt động ở một lượng rất nhỏ, vô cùng cần thiết cho hoạt động chuyển hoá trong cơ thể con người.
Acid folic (vitamin B9)
Acid folic là cơ sở chính của nhiều enzyme. Trong nhiều phản ứng tổng hợp, những enzyme này tham dự vào quá trình trưởng thành và phân chia tế bào. Nó có vai trò quan trọng ở nhiều mức khác nhau như việc tạo ra những tế bào máu, thiếu acid folic dẫn đến thiếu máu hồng cầu. Nó cũng có vai trò đối với hệ thần kinh trung ương, vì acid folic tham gia vào quá trình tổng hợp nhiều chất dẫn truyền thần kinh như : dopamin, adrenalin, noradrenalin.
Điều chỉnh thiếu acid folic không chỉ quan trọng để tối ưu khả năng trí tuệ, mà còn rất cần thiết để duy trì khả năng này. Ở những phụ nữ mang thai, acid folic đặc biệt cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai, đặc biệt trong những tuần lễ đầu tiên. Thiếu acid folic ở phụ nữ mang thai có thể gây ra sẩy thai, lưu thai, bong nhau v.v…, đối với thai nhi có thể dẫn đến dị tật ống thần kinh. Acid folic có nhiều trong gan, men bia, các loại rau xanh lá to, màu xanh đậm: mồng tơi, cải cúc, đậu phộng, hạt dẻ, ngũ cốc, thịt, sữa v.v…
Vitamin A
Vitamin A giữ những vai trò cơ bản trong chức năng thị giác, khả năng biệt hóa của biểu mô cùng quá trình phát triển và sinh sản. Con người nếu thiếu vitamin A sẽ không thể nhìn thấy rõ mọi vật trong bóng tối, xuất hiện bệnh quáng gà. Vitamin A còn có thể thúc đẩy phát triển cơ thể và xương cốt. Ngoài ra, vitamin A còn có khả năng duy trì các tổ chức trên bề mặt da.
Trong thời kỳ mang thai, do sự phát triển và sinh trưởng của cơ thể thai nhi cũng như chuẩn bị cho sự gia tăng các tổ chức trong cơ thể thai phụ, nên nhu cầu về vitamin A rất lớn. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, trong thời kỳ mang thai mà thiếu vitamin A có thể dẫn đến sẩy thai, phôi thai phát triển không bình thường, gây trở ngại cho việc hình thành răng. Khi thiếu vitamin A nghiêm trọng, có thể làm cho xương và các cơ quan khác của động vật bị dị tật. Nhưng nếu hấp thụ lượng vitamin A quá nhiều, cũng có thể gây nên hiện tượng dị tật ở thai nhi và ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường.
Vitamin A có nhiều trong gan động vật, dầu gan cá, trứng tươi, bơ, sữa bò, cá trích, cá chình tươi, cam, cà rốt, bắp, khoai tây v.v… Bổ sung đầy đủ vitamin A trong suốt quá trình mang thai sẽ giúp thai phụ không còn lo lắng ăn gì cho con thông minh!
Vitamin B1
Vitamin B1, còn được gọi là thiamin hay anerrien là một trong những vitamin giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Nghiên cứu cho thấy, nếu cơ thể người thiếu vitamin B1, không những việc trao đổi các loại đường gặp trở ngại, mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình trao đối chất trong cơ thể con người.
Con người dùng nhiều tinh bột và bột mỳ trong thời gian dài, nhưng lại thiếu việc bổ sung các thành phần khác, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1. Người thiếu vitamin B1 dễ xảy ra bệnh tê chân, cơ thể suy nhược mệt mỏi, sau đó xuất hiện đau đầu, mất ngủ, chóng mặt hoa mắt, chán ăn và những bệnh về tiêu hóa, tim đập nhanh v.v…
Thai phụ nếu bị thiếu vitamin B1 sẽ càng trở nên mệt mỏi, thiếu sức lực, các ngón chân đau nhức, nhịp tim quá nhanh v.v… Đó là do trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ và thai nhi đều có sự trao đổi chất tăng vọt, nhu cầu đối với nhiệt năng nhiều hơn, vì thế mà lượng vitamin B1 cũng cần được bổ sung nhiều hơn.
Những thực phẩm có chứa nhiều vitamin B1 gồm có thịt heo, thịt gà, hạt dẻ, bột đậu nành, bánh mỳ, ngũ cốc, khoai tây v.v… Những thực phẩm đã qua chế biến gia công thường bị giảm đi nhiều hàm lượng vitamin B1, vì vậy thai phụ không nên dùng quá nhiều.
Vitamin B2
Vitamin B2 là một chất màu vàng, do phân tử của nó có chứa ribitol vì vậy nó còn có tên là riboflavin. Riboflavin là một thành phần cấu thành nên nhóm phụ gia quan trọng của rất nhiều hệ enzim trong cơ thể. Nhóm phụ gia này kết hợp với protein đặc tính, hình thành nên flavoprotein.
Vitamin B2 rất cần thiết cho thai nghén; nhu cầu cho phụ nữ có thai là 1,8mg mỗi ngày. Tác động sinh hóa của vitamin B2 trước hết đến cấp tế bào, giúp cho sự chuyển hóa acid béo và nhiều acid amin chủ yếu khác.
Khi thiếu vitamin B2 thì có tổn thương ở da và niêm mạc miệng, mũi, hậu môn hay lưỡi, chảy nước mắt, chuột rút, chậm lớn, dễ sảy thai, có thể gây dị dạng ở trẻ sơ sinh. Nếu cơ thể thừa vitamin B2 sẽ thải loại ra ngoài theo nước tiểu nên không có dấu hiệu thừa vitamin B2. Vitamin B2 có nhiều trong thực phẩm, nhưng nếu xét từ nhu cầu của cơ thể thì nó lại không thực sự phong phú, thường thì trong thịt động vật có chứa nhiều hơn so với thực vật, trong đó chứa vitamin B2 nhiều nhất vẫn là các loại nội tạng động vật như gan dê, gan bò, gan heo, tim heo, thận dê, thận bò, thận heo, gan gà, gan vịt, cua biển, trứng gà và sữa v.v… Vitamin B2 có chứa trong các loại thực vật như đậu, rau bó xôi, rau đền, rau muống, rau hẹ, rong biển, nấm mèo, đậu phộng v.v…
Vitamin B12
Vitamin B12 có khả năng thúc đẩy việc sinh ra tế bào máu, bảo vệ sự trao đổi và chức năng của tủy xương. Vitamin B12 tham gia vào chức năng của hệ thống thần kinh (trí nhớ, khả năng học…) và quá trình phát triển hài hòa ở trẻ em. Nó còn có tác dụng chống mệt mỏi và kích thích. Nhìn chung, vitamine B12 rất cần thiết cho quá trình nhân lên của tế bào. Thiếu B12 ảnh hưởng một cách đặc biệt đến tất cả các mô mà trong đó quá trình nhân đôi xảy ra nhanh, chẳng hạn ở máu, niêm mạc ruột non, nội mạc tử cung.
Nếu trong việc ăn uống của thai phụ bị thiếu vitamin B12, thì trẻ sinh ra cũng bị thiếu vitamin này, điều đó rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ, thậm chí còn dẫn đến hiện tượng thiếu máu. Cũng có nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, việc thai phụ ăn uống thiếu vitamin B12 dẫn đến tỉ lệ thai nhi bị dị dạng gia tăng, vì thế đây là một loại vitamin rất cần thiết và quan trọng. Vitamin B12 có nhiều trong thực phẩm gốc động vật như gan bò, thận bò, tim heo, tôm, xúc xích, thịt gà, trứng gà, sữa Vinamilk và các loại đậu đã lên men.
Các bà mẹ cũng lưu ý luân phiên thay đổi các món ăn hằng ngày để đa dạng các vitamin hấp thu, tránh trường hợp quá dư thừa chất dẫn đến hại sức khỏe. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc ăn gì cho con thông minh của các mẹ bầu, cũng như giúp ích cho quá trình mang thai của các mẹ bầu dễ dàng và khỏe mạnh hơn!