Cóc, me, xoài…là những loại thực phẩm giàu tính axit và có vị chua mà hầu như các mẹ bầu đều thích ăn nhằm kích thích vị giác trong quá trình thai kỳ, hay có những trường hợp vì hoocmon thay đổi nên các món ăn chiên xào được ưa chuộng hơn…
Nhưng mẹ bầu ơi, nếu muốn đảm bảo cho thai nhi được khỏe mạnh thì hãy hạn chế tối đa sử dụng thực phẩm cũng như món ăn có tính axit và hàm lượng dầu mỡ cao ngay từ bây giờ!
Nguy hại từ thực phẩm giàu axit
Phụ nữ trong thời gian mang thai có thể có các triệu chứng ở thời kỳ đầu như kén ăn, chán ăn, buồn nôn, ói mửa,… rất nhiều người thích ăn đồ chua, thậm chí có người uống thuốc có tính chua để chống nôn. Những cách này không thể áp dụng được. Nồng độ axít của thai nhi trong thời kỳ đầu thấp, cơ thể mẹ hấp thụ thuốc có tính axít. hoặc các chất chua khác, sẽ dễ làm một lượng lớn chất axít, tích luỹ trong thai nhi, ảnh hưởng tới quá trình phân chia và phát triển của tế bào phôi thai. Trong thời kỳ cuối, do thai nhi ngày càng phát triển mạnh, nồng độ pH trong tổ chức tế bào tương đương với cơ thể mẹ, nên tính nguy hiểm không cao. Cho nên, trong giai đoạn đầu mang thai, trong thời gian khoảng 2 tuần, phụ nữ mang thai không nên uống thuốc có tính axít, không nên ăn thực phẩm chua và uống đồ uống có vị chua,…
Kiến thức mẹ bầu ghi nhớ: Vitamin C, axpirin,… đều thuộc loại thuốc có tính axít, có thể làm giảm nồng độ kiềm trong cơ thể, dễ gây mệt mỏi, đuối sức. Thể chất có tính axit trong thời gian dài, không chỉ dễ làm cho cơ thể mẹ mắc một số bệnh nào dó, mà quan trọng hơn là ảnh hưởng đến quà trình phát triển bình thường và khoẻ mạnh của thai nhi, thậm chí làm cho thai nhi bị dị dạng.
Nguy hại từ thực phẩm có hàm lượng mỡ cao
Rất nhiều tài liệu nghiên cứu y học chứng thực, ung thư tuyến vú, ung thư buồng trứng và ung thư cổ tử cung đều có nhân tố di truyền. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, có thể làm tăng nồng độ cholic và cholesterol trung tính trong đại tràng, sự tích luỹ những chất này có thể gây bệnh ung thư kết tràng. Đồng thời, thực phẩm có hàm lượng mỡ cao có thể tăng sự tổng hợp chất prolactin, gây bệnh ung thư tuyến vú, không có lợi cho sức khoẻ của mẹ và con.
Kiến thức mẹ bầu ghi nhớ: Buồng trứng của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có hình bầu dục dẹt, kích thước khoảng 3×4 X 1cm, nặng khoảng 10-16g. Buồng trứng do các tế bào sinh dục và tế bào cơ thể hợp thành. Khi tuổi thai dược 5 tuần, khoảng 300 – 1300 tế bào sinh dục trong buồng trứng dược tạo ra bờ lớp bên trong của phôi thai. Chúng không ngừng phân chia và đạt tới con số 6- 7 triệu khi tuổi thai được 5-7 tháng. Mặt khác, khi thai được 3-7 tháng, các tế bào sinh dục này (gọi là tế bào noãn mẫu) bắt đầu phân chia không hoàn toàn mà chỉ dừng lại nửa chừng. Cũng từ đó, lượng tế bào noãn mẫu không chỉ sinh thêm mà còn liên tục thoái hóa và giảm bớt. Khi trẻ ra dời, tổng số tế bào noãn mẫu trong buồng trứng là khoảng 2 triệu, đến giai đoạn dậy thì sẽ có khoảng 3- 4 triệu.
Dinh dưỡng trong thai kỳ luôn là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm hàng đầu, để cân bằng dưỡng chất thì các mẹ cần chú ý lựa chọn thực phẩm và thức ăn phù hợp, tránh lạm dụng bất kỳ một thực phẩm nào trong thời gian dài. Với những mẹ ăn được ít hay dễ dị ứng thì có thể bổ sung dưỡng chất từ các loại sữa bầu để thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhé!