Để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, mẹ bỉm cần phải lưu ý và thận trọng trong từng hoạt động của mình. Đặc biệt là vào những tháng đầu thai kỳ, đây là thời điểm quan trọng nhất để bảo đảm sức khỏe cho thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý mà chúng tôi dành cho mẹ bỉm khi mang thai tháng đầu tiên.
Đi khám thai theo định kỳ
Đầu tiên, hãy đến gặp bác sĩ để khám thai và xác định tình trạng thai, tuổi thai chính xác. Bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra thử nghiệm và kiểm tra sức khỏe của mẹ để đảm bảo rằng không có vấn đề gì đáng lo ngại. Ở tháng đầu tiên các mẹ nên tích cực để ý đến từng dấu hiệu nhỏ để biết cơ thể cần đáp ứng những gì. Khi có các triệu chứng như: nhức đầu, ngất xỉu, đau vùng xương chậu,..mẹ cần đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra. Tốt nhất mẹ nên chọn 1 bác sĩ sẽ theo thăm khám xuyên suốt quá trình thai kỳ.
Theo dõi khám thai đều đặn khi mang thai tháng đầu tiên
Chế độ ăn uống
Khi bắt đầu mang thai tháng đầu tiên, mẹ cần tập trung vào việc ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Hãy ăn nhiều rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gia cầm, cá, đậu và sữa chua. Chế độ tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, đồ ăn nhanh, đồ ngọt và đồ uống có cồn. Hơn nữa, mẹ nên tìm hiểu thêm về chế độ ăn uống dành cho mẹ bầu, bởi các thực đơn này thường sẽ là những nhóm thực phẩm tốt cho cả mẹ lẫn con. Hạn chế ăn quá nhiều và quá ngọt tránh mắc phải tiểu đường thai kỳ
Xây dựng thời gian nghỉ ngơi
Thật ra chỉ ngồi hoặc nằm 1 chỗ cũng không phải là tốt, cơ thể của mẹ phải có sự hoạt động, khỏe mạnh thì mới tránh được những vấn đề về thai kỳ. Hãy tạo ra một lịch trình phù hợp, ăn đúng bữa, ngủ đủ giấc, tránh để rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Không làm việc quá sức và tạo điều kiện để mẹ có thể thư giãn kết hợp với hoạt động thể chất nhẹ nhàng như yoga, thiền,…để đảm bảo giấc ngủ ngon.
Chú ý tới chế độ ăn uống
Không hút thuốc, không uống rượu và không sử dụng chất gây nghiện
Đây là điều nghiêm cấm tuyệt đối, hãy luôn nhớ rằng những thứ nạp vào cơ thể mẹ đều sẽ được hấp thụ cho con. Những thứ này có thể gây hại cho sức khỏe của thai nhi và có thể gây ra các vấn đề khác nhau, bao gồm cả suy dinh dưỡng và nguy cơ suy thai. .
Hạn chế tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm và hóa chất độc hại
Tuy chỉ tiếp xúc ngoài da thế nhưng khi bước vào giai đoạn mang thai sắc tố da của mẹ cũng có sự thay đổi, cụ thể là sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Vì vậy, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa mạnh và thuốc thải, ngoài ra tránh hít, ngửi mùi của các hóa chất này. Nên có biện pháp bảo vệ nếu cần thiết phải sử dụng.
Uống đủ nước
Da của mẹ bầu sẽ khó dấu hiệu khô hơn do các tế bào da đang dần căng ra để đảm bảo đủ chỗ cho bé trong bụng mẹ. Vì vậy, mẹ cần phải bổ sung độ ẩm thường xuyên, mẹ bầu cần duy trì lượng nước cơ thể đủ và không bị mất nước. Hãy uống khoảng 8-10 ly nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng bằng nước cần thiết. Điều này sẽ giúp mẹ đỡ được việc khô và ngứa do da bị căng lên.
Mẹ bầu nên uống thật nhiều nước
Bổ sung các loại thực phẩm chức năng
Ngoài chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ nuôi dưỡng thai nhi. Thông thường thì các mẹ sẽ hay bổ sung kẽm, sắt, máu, axit folic,… Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước về tình trạng của mẹ và bé, cần bổ sung gì và sử dụng ra sao.
Hạn chế đến nơi đông người
Tránh đến những tụ điểm tập trung đông người, bởi lúc này hơi người tỏa ra và lượng không khí bị hạn chế sẽ ảnh hưởng đến hô hấp của mẹ từ đó thai nhi cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không chỉ mang thai tháng đầu mà những tháng sau đó mẹ cũng nên tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là trong mùa dịch bệnh.
Kết
Phía trên là những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai tháng đầu tiên, tuy nhiên sẽ rất tốt nếu mẹ ghi nhớ và áp dụng cho cả thai kỳ. Tuy rất vất vả nhưng mẹ bầu luôn mong chờ ngày được gặp con, vì vậy các mẹ hãy cố gắng chú ý và chăm sóc cho quá trình thai kỳ của mình nhé