Mẹ Bầu Mẹ và bé

Tạo động lực giúp trẻ chiến thắng tâm lý hoảng sợ

single image
Tâm lý hoảng sợ của trẻ giống như tâm lý hoảng sợ của người lớn, chỉ khác nhau ...

Tâm lý hoảng sợ của trẻ giống như tâm lý hoảng sợ của người lớn, chỉ khác nhau từng giai đoạn và lứa tuổi. Nhìn chung, mỗi một đứa trẻ đều trải qua một giai đoạn phát triển tình cảm này. Cha mẹ cần phải giúp đỡ để trẻ chiến thắng tâm lý hoảng sợ một cách có hiệu quả. 

Hãy áp dụng những phương pháp dưới đây:

1. Thấu hiểu nỗi sợ của trẻ:

Đừng trừng phạt hoặc cười nhạo sự nhát gan của trẻ, như vậy chỉ có tác dụng ngược lại. Cần phải thừa nhận những vật tồn tại có thật khiến cho trẻ sợ, như vậy, trẻ biết bạn hiểu được nỗi sợ hãi của trẻ, trẻ sẽ tin tưởng vào sự khuyên răn, an ủi và giải thích của bạn, từ đó mới có thể xoá bỏ được tâm lý sợ hãi.

2. Dạy trẻ không nên che giấu sợ hãi:

Một số trẻ thường phủ nhận sự sợ hãi của mình, đây là cách trẻ thường dùng để đối phó với sợ hãi, nhưng trên thực tế càng làm như vậy, tự bản thân trẻ càng sợ. Cha mẹ nên để trẻ nói ra cụ thể việc sợ hãi của mình, để xoá bỏ nỗi ngượng ngùng trong tâm lý trẻ, và dần dần khắc phục được tâm lý sợ hãi.

3. Không la mắng, dọa nạt bé:

Bình thường cha mẹ nên chú ý đừng kích động mạnh ở trẻ. Trong cuộc sống hàng ngày không nên dùng những lời nói mang tính chất doạ nạt trẻ như: “Con không ăn cơm, thì sẽ đem nhốt vào trong phòng tối”…, cha mẹ có thể giảng giải cho con những gì liên quan để giúp con khắc phục được tâm lý sợ hãi, ví dụ có trẻ sợ tiếng sấm, cha mẹ có thể giảng giải, tuy trẻ không hoàn toàn hiểu, nhưng sẽ giảm bớt sự hoảng sợ, cảm thấy an toàn.

Nên khuyên rằng bé nhẹ nhàng, đừng dọa nạt bé

4. Hoạt động ngoài trời nhiều:

Tạo không khí vui để khắc phục tâm lý sợ hãi của trẻ. Thường xuyên cho trẻ tham gia các hoạt động như: chơi trò chơi, đưa trẻ đi chơi công viên … để giúp nảy sinh tình cảm vui vẻ, khắc phục tâm lý hoảng sợ ở trẻ. Đồng thời, còn có thể khích lệ trẻ bằng những hoạt động như: vẽ tranh, kể chuyện…, nói ra hoặc vẽ ra những thứ mà bản thân mình sợ nhất, diễn đạt nỗi sợ hãi trong lòng mình ra, từ đó có thể xoá bỏ được tâm lý hoảng sợ.

Thông thường bé gái có tâm lý dễ hoảng sợ và nhút nhát hơn bé trai, phần chủ yếu do bé gái có tính cách yêu đuối hơn, nhạy cảm hơn. Bé dễ hoảng sợ bởi những điều mà người lớn hù dọa, dễ tổn thương nếu bị la mắng. Tuy nhiên dù bé trai hay bé gái thì các bé đều là những tâm hồn non nớt cần được bảo bọc và chăm sóc về mọi mặt. Bé được chăm sóc đúng cách sẽ hình thành một tính cách tự lập và mạnh mẽ khi lớn lên. Tham khảo thêm ở đây.

You may like