Mẹ Bầu Mẹ và bé

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị chàm sữa ở trẻ sơ sinh

single image
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là hiện tượng  rất phổ biến ở trẻ dưới 1 ...

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là hiện tượng  rất phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh, là nguyên nhân khiến các mẹ vô cùng lo lắng.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ vẫn chưa được xác định rõ, bệnh thường sẽ giảm dần và hết hẳn khi trẻ trên 1 tuổi. Để hiểu rõ hơn về bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, các mẹ cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.

Dấu hiệu của bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

lác sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa (lác sữa) là dạng chàm thể tạng giai đoạn đầu ở trẻ nhỏ và thường xuất hiệu từ khi 2 tháng tuổi đến 1 tuổi. Đây là tình trạng viêm da mãn tính ở trẻ và không lây nhưng khó chữa và có thể tái phát nhiều lần.

Những dấu hiệu, triệu chứng nhận biết chàm sữa ở trẻ như sau:

– Chàm sữa thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi,.. Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi sau đó trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước, một số bé còn có da rất khô, đóng mài và tróc vảy.

– Khi bị chàm sữa, trẻ rất khó chịu, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi sẽ gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

Nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Một số nghiên cứu cho thấy rằng: chàm sữa thường xuất hiện ở những bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… Hoặc bệnh có thể liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng…

Ngoài ra, một số bé có thể bị dị ứng do tiếp xúc với môi trường bên ngoài như: bụi, nấm mốc, mạt, ve, bọ chét, lông chó, lông mèo, gián… có trong môi trường sống, trẻ tiếp xúc với các món đồ chơi trẻ em, thảm chơi thiếu vệ sinh… 

Cách điều trị cho bé bị chàm sữa

điều trị cho bé bị chàm sữa

– Các mẹ không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh gây nhiễm khuẩn da do trẻ gãi. 

– Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da. Không nên mặc cho trẻ các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé.

– Cắt móng tay thường xuyên cho bé, giúp hạn chế bé dùng tay gãi, gây tổn thương da nhiều hơn.

– Giữ cho da bé luôn khô, tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt. Mẹ nên thay tã lót cho bé it nhất 3 lần/ngày, tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu và thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.

– Tránh cho bé sử dụng các thức phẩm dễ bị dị ứng, lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển… vì rất dễ gây di ứng có cơ địa yếu, dễ dị ứng.

Hy vọng, những chia sẻ về bệnh chàm sữa (lác sữa) ở trẻ sơ sinh trên đây sẽ mang lại được những kiến thức bổ ích giúp các mẹ phòng ngừa, chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho bé yêu thật tốt.

Xem thông tin các loại sữa bột tốt nhất cho trẻ sơ sinh tại đây.

 

You may like