Gần lúc sinh nở, thai phụ phải biết một vài mối liên quan giữa dinh dưỡng và sinh nơ, ăn nhiều hơn thực phẩm có lợi cho sinh nở. Vì vậy dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối nhằm mục đích tích trữ năng lượng đầy đủ.
Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối
Dinh dưỡng trước lúc sinh
Thai phụ nên ăn nhiều rau hoa quả tươi, có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin A, vitamin C và canxi, sắt. Ngoài ra, thai phụ phải ăn nhiều lương thực phụ, ăn ít đồ ăn tinh chế từ gạo, mì, bởi vì ngô, gạo kê có hàm lượng vitamin B và protein cao hơn gạo và mì.
Ăn nhiều các loại ngũ cốc, lạc, bởi vì trong đồ ăn này có hàm lượng lớn protein, vitamin nhóm B và vitamin C, sắt, canxi… dễ tiêu hóa. Mỗi ngày có thể ăn thêm 1 -2 quả trứng, bởi vì các loại trứng có hàm lượng protein, canxi, kẽm và các loại vitamin phong phú.
Tăng cường phơi nắng, khiến cơ thể được bổ sung vitamin D tự nhiên, đảm bảo nhu cầu sinh trưởng cho khung xương thai nhi. Chú ý bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng, như sắt, kẽm, đồng, magie, các thức ăn từ động vật, các loại đậu, ngũ cốc, các loại rau có chứa sắt, kẽm, đồng, đồ hải sản có hàm lượng i-ốt cao.
Nếu trong thời gian này dinh dưỡng không đầy đủ, thai phụ luôn luôn xuất hiện tình trạng thiếu máu, phù thủng, cao huyết áp. Nếu bị phù thũng, cao huyết áp, nên hạn chế ăn thức ăn nhiều muối và lợi tiểu như cháo đậu đỏ, canh bí đao, canh cá chép.
Nếu hàm lượng albumin trong máu thấp, có thể ăn nhiều các đồ ăn có hàm lượng sắt cao như lòng đỏ trứng, gan lợn, đậu đỏ, cây cải dầu, rau chân vịt.
Nếu xuất hiện triệu chứng đau lưng, sa bụng dưới, co tử cung với tần suất lớn, có thể ăn quế viên, trứng gà (lấy quế viên 15g cho vào trong bát, đập 1 quả trứng gà vào, thêm lượng nước phù hợp, hấp lên, trước khi ăn cho một ít đường đỏ, mỗi ngày ăn 1 – 2 lần).
Ngoài ra, nên ăn nhiều đậu nành, vỏ tôm, hải đới, rau xanh, hoa quả…
Ăn một chút lót dạ tránh buồn nôn
Có một vài thai phụ vào cuối thai kỳ sẽ tái phát sinh cảm giác chán ăn, tình trạng nôn mửa. Nếu không kịp thời điều chỉnh, thì sẽ gây nên tình trạng thiếu dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.
Do đó, thai phụ bị nôn mửa, buồn nôn tốt nhất có thể ăn ít đồ ăn vặt và ăn lót dạ vào giữa các bữa chính, như sữa bò, bánh mì, bánh quy…, đặc biệt trước lúc ngủ, không nên để bụng đói.
Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng tuần 39
Khi sắp sinh thai phụ dù thế nào cũng không nên vì tâm lý căng thẳng mà bỏ qua việc ăn uống, hoặc là vì vội vàng mà ăn uống không điều độ, qua loa. Lúc này nên giữ thói quen ăn uống một cách khoa học như thường ngày mới có thể đảm bảo sức khỏe cho lúc sinh đẻ.
Ăn nhiều thực phẩm có năng lượng cao
Sau khi bước vào giai đoạn tuần thai cuối cùng cảm giác khó chịu ở bộ vị của thai phụ sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, việc ăn uống cũng theo đó mà tăng lên, chính vì vậy mà việc hấp thụ các loại chất dinh dưỡng không có vấn đề gì đáng lo.
Nhưng lúc này, thai phụ chuẩn bị làm mẹ thường vì tâm lý khẩn trương mà xem nhẹ việc ăn uống, vì thế phải học cách điều tiết tâm tư, giảm nhẹ áp lực tâm lý, ăn uống hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách bình thường.
Chúy ý nên hạn chế hấp thu các loại chất dinh dưỡng có nhiệt lượng cao như chất béo hay chất đường để tránh cho thái quá lớn, ảnh hưởng đến sự sinh đẻ thuận lợi. Để giúp việc tích trữ năng lượng sẽ bị tiêu hao khi sinh đẻ thì thai phụ nên ăn nhiều loại thực phẩm có hàm lượng protein cao.
Do sự sinh trưởng, phát dục của thai nhi về cơ bản đã thành thục, cho nên nếu thai phụ đang còn dùng các loại thuốc bổ sung canxi và dầu gan cá thì nên ngưng sử dụng, để tránh gánh nặng cho quá trình ttrao đổi chất.
Không nên dùng quá nhiều dầu gan cá
Từ trước, mọi người thường xem dầu gan cá là một loại thuốc bổ sung khoáng chất thiết yếu cho thai phụ và thai nhi, có công hiệu tăng cường thể chất. Do đó, từ khi bắt đầu mang thai về sau thì có nhiều bà mẹ vì muốn cho thai nhi được khỏe mạnh nên đã sử dụng dầu gan cá một cách tùy tiện.
Nhưng thực ra thì kết quả của việc làm đó lại hoàn toàn ngược lại. Bởi vì việc sử dụng một hàm lượng lứn dầu gan cá trong suốt thời gian dài sẽ dẫn đến rụng lông, da nổi mẩn ngứa, giảm cảm giác ăn, gia tăng sự mẫn cảm, nhãn cầu lồi ra, huyết cục trong máu tụ lại và việc trao đổi vitamin C gặp nhiều trở ngại.
Vì vậy, trong thời kỳ mang thai không nên sử dụng quá nhiều hàm lượng dầu gan cá.
Việc ăn uống nên linh hoạt đối với việc co thắt tử cung
Trước khi sinh đẻ, những cơn đau triền miên do co thắt tử cung sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị của thai phụ, cho nên thai phụ cần phải vận dụng sự linh hoạt trong việc ăn uống suốt thời gian xảy ra cơn đau do co thắt tử cung, việc ăn uống nên lấy việc tăng cường hàm lượng chất đường phân, protein, vitamin, hơn nữa phải dễ tiêu hóa là tiêu chí.
Có thể căn cứ vào sở thích của mình để lực chọn thực phẩm đa dạng như bánh ngọt, canh thịt, cháo thịt, bột sen, điểm tâm, sữa bò, sinh tố, táo, dưa… Mỗi ngày có thể ăn 4 – 5 lần, ăn ít và chia làm nhiều bữa.
Dâu tây có giá trị dinh dưỡng cao
Gía trị dinh dưỡng của dâu tây rất cao, chứa nguyên tố sắt phong phú, có lợi cho việc sản sinh máu, đồng thời còn chứa phốt – pho, magie và hàm lượng các loại vitamin A cao gấp 4 – 5 lần các loại hoa quả khác. Đây được xem là loại quả lý tưởng cho những phụ nữ mang thai và cho con bú.
Khi mua quả dâu tây cần chọn những loại quả có cuống, màu sắc tươi mới, biểu bì dày mập, điều kiện bảo quản thích hợp dưới 1 độ. Dâu tây là loại quả mọng nước, rất dễ bị thôi hỏng, cho nên nhất định phải nhẹ nhàng khi cầm chọn.
Chúc các mẹ sẽ vượt cạn thành công và chào đón bé ra đời nhé. Đọc thêm dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối tại link https://goo.gl/pLG9g3