Mẹ Bầu Mẹ và bé

Thiên chức của cha mẹ trong việc nuôi dạy con

single image
Nuôi dạy con cái là một nghĩa vụ của các bậc phụ huynh trong quá trình phát triển ...

Nuôi dạy con cái là một nghĩa vụ của các bậc phụ huynh trong quá trình phát triển của trẻ vì thế đâu là trách nhiệm của cha mẹ trong vấn đề này.

Các nhà giáo dục học cả trong và ngoài nước đều nhấn mạnh đến trách nhiệm không thể thay thế của cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái thời kỳ đầu. Thiên chức của cha mẹ là chăm sóc con cái và đánh thức những tiềm năng trí tuệ của con cái.

Chỉ có như vậy, tiềm năng trí tuệ của con cái mới có thể được phát triển. Cha mẹ nếu như muốn giúp đỡ con cái thì phải biết học từ con cái những gì mình cần phải làm.

Tôi cho rằng, cha mẹ muốn học giả và con cái cùng nhau trưởng thành, thì trước tiên phải phát triển khả năng quan sát con cái, yêu thích con cái và tiếp thu tất cả những điều con cái muốn. Muốn làm được điều đó đòi hỏi cha mẹ phải tự nguyện đón nhận từng bước

nuôi dưỡng bé

phát triển của con cái và phải tin ở trí tuệ tiềm tàng của chúng. Bởi vì, nhịp độ sống của người lớn nhanh hơn của trẻ nhỏ, thường nôn nóng muốn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng nhất, do đó kiên trì theo sự chậm chạp của con cái là điều không dễ chút nào. Ví dụ, khi nhìn thấy một đứa trẻ phải tốn rất nhiều công sức để làm một việc mà người lớn cho là vô bổ, hoặc khi nhìn thấy đứa trẻ cặm cụi làm những việc nhỏ nhặt mà người lớn có thể làm xong trong chốc lát, cha mẹ liền vội vàng muốn giúp chúng một tay… vì thấy chúng là những việc không nhất thiết phải làm, hơn nữa động tác lại không giống với người lớn, phương thức hành động cũng khác với người lớn, cha mẹ thường cảm thấy không đành lòng.

Nhà giáo dục học nổi tiếng người Mỹ, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu trí tuệ trẻ em Mỹ, Giáo sư Kraienti là một nhà thực tế giáo dục thời kỳ đầu. Ông nhấn mạnh, sự trưởng thành này chính là một quá trình mà những bậc cha mẹ phải trải qua. Ông cho rằng, mỗi đứa trẻ đều phát triển theo quy luật tự nhiên, tất cả những việc xảy ra đều không nằm trong khả năng thao túng của chúng ta. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không có khả năng giúp đỡ con cái, chúng ta hoàn toàn có thể, có thể giúp đỡ. Nhưng do chúng ta thường có một quan niệm là, người lớn kiến tạo con trẻ nên có thể làm bất kỳ việc gì cho chúng, mà không chịu xem chúng có thể làm được gì cho người lớn. Nên nhớ là trẻ em có rất nhiều tri thức và trí tuệ. Nếu như chúng ta không học được những ích lợi từ trẻ em thì đó là do sự chậm chạp của bản thân, và nếu như không khiêm tốn thì không thể thấy được điều kỳ diệu và tiềm năng to lớn của trí tuệ nhi đồng.

Mời các mẹ tham khảo thêm các loại sữa cho bé tại đây.

You may like