Bé Khỏe Mẹ và bé

Chất béo và những gì mẹ cần biết

single image
Chất béo xưa nay thường được xem là nguyên nhân gây nên sự gia tăng tỷ lệ béo ...

Chất béo xưa nay thường được xem là nguyên nhân gây nên sự gia tăng tỷ lệ béo phì, nhiều người vì thế đã loại nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh đang ở “độ tuổi ăn, độ tuổi lớn” thì đây là một nhóm dưỡng chất không thể thiếu.

Vai trò của chất béo

Chất béo là một trong bốn nhóm thực phẩm chính của thực đơn ăn uống mỗi ngày. Ngoài việc cung cấp năng lượng nhiều gấp hai lần so với protein và tinh bột, chất béo còn giúp cơ thể hấp thụ các vitamin như A, D, E, K hiệu quả hơn. Cơ thể cũng sử dụng chất béo để hình thành các mô não, hormone nội tiết tố và hệ thống thần kinh… Vì vậy, chất béo là rất cần thiết, đặc biệt là đối với em bé đang trong giai đoạn tăng trưởng về thể chất lẫn tinh thần.

Do đó, nếu biết lựa chọn và sử dụng các loại chất béo có lợi cho cơ thể nhằm để xây dựng phương pháp ăn dặm đúng đắn cho con, bé sẽ được cung cấp một nguồn năng lượng và dinh dưỡng tuyệt vời nhất!

Chất béo được biết dưới 3 dạng

Chất béo bão hòa: Nguồn gốc từ thịt, các sản phẩm từ động vật, bơ, pho mát, sữa nguyên kem, dầu dừa, dầu cọ. Việc sử dụng quá nhiều chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ mắc phải các bệnh về tim mạch.

Chất béo chưa bão hòa: Có ở hầu hết những loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu phộng, dầu canola, các loại cá và omega 3.

Transfat: được tạo thành khi dầu thực vật bị hydro hoá và thường được thấy trong thức ăn nhanh, các thực phẩm được chiên trong dầu sử dụng nhiều lần.

Tránh chất béo có hại, tăng cường chất béo có lợi

Ngày nay, trẻ em ngày càng nạp nhiều chất béo có hại vào cơ thể mình vì hầu hết các loại thức ăn nhanh trên thị trường đều nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, các loại chất béo gây hại này còn ẩn mình trong các thực phẩm như bánh snack, khoai tây chiên, bánh ngọt, sôcôla, thịt xông khói, xúc xích … Đây là tập hợp các chất béo được coi là “xấu” khi ăn quá nhiều.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cha mẹ nên thêm các chất béo có lợi sau vào chế độ ăn dặm của trẻ em:

Các loại chất béo có nguồn gốc thực như dầu ô liu, dầu đậu nành, các loại hạt có lợi như hạnh nhân, óc chó…

Chất béo có nguồn gốc động vật cần thiết cho hoạt động của trí não như cá hồi, lươn, cá thu, cá chép…

Tuyệt đối tránh không nên cho các loại chất béo đã bão hoà như mỡ gà, mỡ lợn vào thức ăn của con nhé.

phương pháp ăn dặm cho bé: loại trừ chất béo có hại, tăng cường chất béo có lợi

Những gì mẹ cần lưu ý:

Không thêm dầu ăn vào bột ăn dặm của bé quá 5ml / ngày, và không quá 4 ngày / tuần. Mặc dù chất béo là rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, nhưng cha mẹ cũng nên tránh lạm dụng. Cha mẹ cũng không nên chỉ dùng một ăn loại dầu ăn mà nên linh hoạt thay đổi thường xuyên.

Chất béo chưa bão hòa rất dễ bị mất đi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, do đó khi chế biến, mẹ chỉ nên thêm dầu vào sau khi đã tắt bếp thôi đấy.

Hi vọng với những gợi ý trên, mẹ đã biết thêm cho mình những phương pháp ăn dặm hữu ích cho bé yêu ở nhà, còn chờ gì nữa, cùng bắt tay vào thực hiện thôi nào! 

You may like