Mẹ Bầu Mẹ và bé

Sơ cứu tại nhà, mẹ nên biết

single image
Trẻ em luôn có bản tính hiếu động, thích đùa giỡn mỗi ngày. Do đó việc té ngã ...

Trẻ em luôn có bản tính hiếu động, thích đùa giỡn mỗi ngày. Do đó việc té ngã đối với những trẻ dưới 2 tuổi là việc thường xuyên xảy ra. Vậy mẹ đã biết cách xử lí như thế nào khi con bị té chưa.

Độ tuổi từ 1-2 tuổi là khoảng thời gian mà trẻ tập đi, thích tham gia các trò chơi chạy nhảy, tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Nên các tai nạn về té ngã là việc xảy ra như cơm bữa. Do đó, sau đây là những việc mà mẹ có thể làm khi con yêu té ngã:

Những trường hợp té ngã nhẹ

Đối với những trường hợp này bé bị chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da. Nếu vết thương có dính bẩn như bụi, cát, đất thì trước tiên cần rửa sạch vết thương sau đó dùng thuốc có tính sát trùng để hạn chế sự nhiễm trùng.

Nếu trường hợp bé té có những vết bầm tím thì mẹ có thể dùng đá chườm vào vết thương của bé để hạn chế sưng và giảm đau, sau đó có thể dùng hột gà luộc lăn cho bé ở chỗ bầm, sẽ giúp tan máu bầm hiệu quả.

Sơ cứu đúng cách ở nh, mẹ nên biết

Đối với những trường hợp té nặng

Trường hợp té nguy hiểm nhất là những trường hợp bé té đập đầu xuống đất. Nếu bé bị đập đầu xuống đất và không gây chảy máu và bé vẫn tỉnh táo bình thường thì mẹ có thể an tâm về trường hợp này. Nhưng nếu bé té mà xuất hiện cục bứu to thì cần tiến hành chườm đá liên tục trong 20 phút để giảm tình trạng đau và giảm sưng, cũng như phải cầm máu cho bé nếu như chảy máu đầu. Cần quan sát trẻ sau khi té ngã và kịp thời phát hiện ra những triệu chứng bất ổn như:

– Bé bất tỉnh: dù là thời gian rất ngắn, điều này có thể gây tụ máu bầm ở não của trẻ.

– Rối loạn tri giác: nếu lúc đầu bé vẫn tỉnh táo nhưng sau khoảng thời gian ngắn bé có những biểu hiện như không tập trung, không nhận thức được những điều bạn nói, không nhận ra người thân.

– Bé nôn ói trên 3 lần sau khi té ngã. 

– Ngoài ra bé còn có những triệu chứng nguy hiểm như đi loạng choạng, đau đầu, chóng mặt.

Đối với những trường hợp xuất hiện những dấu hiệu này thì cần đưa bé ngay đến bệnh viện để kiểm tra.

Té ngã ở các bộ phận khác

Nếu bé té ngã ở những bộ phận khác gây chảy máu, thì việc trước hết cần cầm máu và sát trùng vết thương cho bé. Dùng băng gạt để băng vết thương và tránh tình trạng nhiễm trùng. Nếu thấy có sưng thì cần chườm đá cho bé, trường hợp bé xuất hiện biến dạng xương thì cần đưa trẻ đến bệnh viện bởi trẻ có thể bị gãy hay tổn thương xương khớp. 

Cha mẹ cần trông nôm trẻ nhỏ cẩn thận để hạn chế tối đa các trường hợp trẻ bị té ngã. Sau khi bé té, người nhà cần đặc biệt quan sát, theo dõi bé trong 2-3 ngày để kịp thời phát hiện ra những biến chứng nguy hiểm đến trẻ. 

Bài viết liên quan: Bố mẹ có thể tham khảo các loại sữa cho con tại đây.

You may like